Công nghiệp quốc phòng Nga xoay trục qua Trung Quốc
Chuyển động - Ngày đăng : 13:08, 29/04/2015
Thứ Ba qua, phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin thăm Hàng Châu (TQ) cho biết: hai bên đang có kế hoạch Nga cùng TQ phát triển một loại trực thăng có thể sử dụng cho quân sự-dân sự.
Cuộc đàm phán này có thể kết thúc trong tháng 5, và Nga-TQ đang khai thác khả cùng lập một căn cứ trên mặt trăng.
Hoạt động ngoại giao này là ví dụ mới nhất về công nghiệp quốc phòng Nga xoay trục qua Trung Quốc, với Nga cung cấp kinh nghiệm quân sự và không gian cho TQ, một đất nước mà Nga không tin tưởng từ khi Nga-Trung kình địch trong những năm 1960.
Hồi tháng 4, TQ trở thành quốc gia đầu tiên được phép mua tên lửa phòng không tiên tiến S-400 của Nga. Đây là một trong những loại tên lửa mạnh nhất thế giới.
Hồi tháng 3, tập đoàn nhà nước Nga United Aircraft Corporation nói chiếc máy bay dân sự do hai nước cùng thiết kế sẽ sẵn sang hoạt động từ năm 2021.
Theo trang web của Uỷ ban công nghệ quốc phòng (thuộc chính phủ Nga), ông Rogozin nói:
“Nga và TQ đang trở thành, như chúng tôi không muốn, không chỉ là láng giềng mà còn là hai quốc gia hoà nhập sâu sắc”.
Mối quan hệ hợp tác quốc phòng sâu hơn đến vào lúc phương tây cấm vận Nga, khiến mở ra những kế hoạch tăng cường quan hệ giữa Moscow với Bắc Kinh.
Sau gần 10 năm thương lượng, hồi tháng 5.2014, Nga tuyên bố một hợp đồng khí đốt trị giá hàng tỷ USD trong 30 năm với TQ, tiếp sau đó là một loạt những thoả thuận thương mại.
Nhà phân tích Ben Moore ở tổ chức tư vấn quốc phòng IHS Jane s nói:
“Sự hợp tác ngày càng tăng không chỉ vì chuyện Ukraine. Đây là một chủ trương dài hơi. Nga muốn đem chuyên mon kỹ thuật vào các chương trình của TQ vốn có nhiều kinh phí.
Còn đây là cái nhìn của báo Moscow Times về 4 dự án công nghệ hàng đầu với TQ của Nga:
+ Hiện đại hoá trực thăng Mi-26:
Hồi tháng 5, ông Rogozin phụ trách công nghiệp quốc phòng Nga, tuyên bố Nga-Trung đang thương lượng để hiện đại hoá trực thăng Mi-26 sản xuất thời Liên Xô.
Chiếc mới này sẽ nhẹ hơn chiếc trực thăng vận tải hạng nặng cũ, nhưng cùng có thể tải 15 tấn, theo hãng tin RIA Novosti.
Ông Rogozin hôm 28.4 nói quyết định cuối cùng về Mi-26 sẽ được ký trong tháng 5. Sản phẩm này do TQ sử dụng chủ yếu, nhưng cũng có thể góp mặt trong không quân Nga.
+ Căn cứ mặt trăng Nga-Trung:
Ông Rogozin nói Nga và TQ đã tích cực trao đổi về quyết định lập một căn cứ chung để nghiên cứu mặt trăng, cũng như về khả năng hợp tác giữa hệ thống định vị Glonass của Nga với hệ thống định vị Bắc Đẩu của TQ, theo hãng thông tấn TASS.
Hồi tháng 12, một kế hoạch khai thác mặt trăng của cơ quan không gian Nga-Roscosmos-đã được tiết lộ cho TASS biết. Nó đề nghị đầu tư 12, 5 ngàn tỷ rúp (242 tỷ USD) đến năm 2050, dù chưa rõ chính phủ Nga có phê duyệt hay không.
Cựu lãnh đạo Roscosmos, ông Oleg Ostapenko nói hồi tháng 11.2014, rằng ngoài căn cứ mặt trăng, TQ cũng muốn bắt đầu sản xuất tên lửa không gia Nga tại nước họ, theo hãng tin RIA Novosti.
+ Tên lửa S-400
Hồi tháng 4, Nga tuyên bố TQ trở thành quốc gia đầu tiên mua tên lửa phòng không hiện đại S-400, trong một thoả thuận lịch sử cho thấy Nga đã hết sợ Bắc Kinh có thể “sao chép” công nghệ để sản xuất một hệ thống tên lửa tương tự.
Thoả thuận được công bố hồi tháng 4 bởi Anatoly Isaikin, lãnh đạo công ty xuất khẩu quốc phòng Rosoboronexport thuộc nhà nước Nga.
Ông nói TQ có thể mua từ 4 đến 6 bộ S-400 với giá tổng cộng khoảng 3 tỷ USD.
S-400 có thể tấn công các mục tiêu trên không ở khoảng cách 400 km. Có thể TQ nhận chúng trong năm 2017, theo hãng tin Defense News dẫn lời chuyên gia vũ khí TQ Vassily Kashin.
Tạp chí quốc phòng IHS Jane s hồi tháng 4 cho biết: Nga không chịu bán loại vũ khí kỹ thuật cao này cho TQ chỉ vì sợ TQ làm “hàng nhái”.
+ Máy bay dân sự
Tập đoàn nhà nước Nga United Aircraft Corporation (UAC) năm ngoái công bố dự tính đóng một chiếc máy bay dân sự bay đường xa với tập đoàn Commercial Aircraft Corporation of China ( COMAC) của TQ.
Hồi cuối tháng 3, lãnh đạo UAC Yury Slyusar nói với báo Vedomosti (Nga) rằng chiếc máy bay này sẽ đi vào sản xuất từ năm 2025, có thể chở từ 250-280 hành khách. Ông ước tính tốn khoảng 13 tỷ USD.
Các quan chức nói họ kỳ vọng TQ sẽ cung cấp tiền đầu tư.
Bảo Vĩnh (theo Moscow Times)