Nga muốn cho Mỹ 'sáng mắt' với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới
Chuyển động - Ngày đăng : 05:35, 21/04/2015
Một nguyên mẫu của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26 sẽ được Nga cho phép các chuyên gia Mỹ tiếp cận trong khuôn khổ thực hiện Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (STAST-3), theo một tài liệu vừa được công bố trên trang web của Cơ quan Vũ trụ Liên Bang Nga (Roscosmos) vào ngày 20.4.
"Chuẩn bị, đảm bảo cho một cuộc thanh tra kiểu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-26 mới của Mỹ tại cơ sở sản xuất ICBM - nhà máy chế tạo Votkinsk", tài liệu cho biết việc Nga chuẩn bị cho chuyên gia Mỹ đến ngắm tên lửa mới của mình.
Công việc này sẽ được thực hiện bởi trung tâm Based Space Infrastructure Facilities Operation, công ty đã chiến thắng trong việc đấu thầu sản xuất tên lửa. Theo quyết định của Roscosmos được công bố vào ngày 20.4, cơ quan này sẽ cung cấp tài chính cho cuộc thanh tra của Mỹ lên tới 11 triệu rub. Việc thanh tra ngày sẽ được diễn ra trước ngày 25.11.2015.
Các chuyên gia của trung tâm sẽ "tổ chức một chuyến viếng thăm cho một nhóm thanh tra Mỹ cùng với các chuyên gia người Nga, những người sẽ đến tìm hiểu tên lửa RS-26 nguyên mẫu, công tác tổ chức bao gồm ăn ở, giao thông đi lại, thông tin liên lạc, quà lưu niệm và có cả chi phí phát sinh cho y tế hoặc các dịch vụ khác", tài liệu cho biết.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới RS-26 còn được gọi là Rubezh, được tạo ra trên cơ sở của tên lửa ICBM RS-24 yars. Tên lửa nâng cấp này sẽ mang được nhiều đầu đạn hạt nhân hơn nhưng lại nhẹ hơn thế hệ đi trước của nó. Tên lửa RS-26 sẽ chỉ có phiên bản di động mà không có phiên bản cố định.
Theo các thông tin trước đó, trong năm 2015 tên lửa RS-26 sẽ được đưa vào biên chế trực chiến trong quân đội Nga, Theo một nguồn thông tin trong Bộ tổng Tham mưu của quân đội Nga cho biết với Itar tass rằng các đơn vị đầu tiên được trang bị RS-26 sẽ nằm tại Siberia.
Bằng cách giảm khối lượng tên lửa từ 120 tấn xuống còn 80 tấn, Nga tin rằng họ đang thực hiện đúng theo cam kết của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược giữa Nga và Mỹ.
Thiên Hà (theo Itar Tass)