"Xe tăng Nga" ở Ukraine là khắc tinh với xe tăng NATO

Chuyển động - Ngày đăng : 04:49, 28/11/2014

Trong thời gian qua, truyền thông phương Tây liên tục chỉ trích Nga đưa quân đội và khí tài quân sự vào Ukraine. Thậm chí, họ không ngần ngại chỉ đích danh “xe tăng Nga” là xe tăng T72 do Liên Xô sản xuất và đang được sử dụng để dằn mặt phe ly khai.

Trang mạng xã hội Twitter của Đại sứ quán Anh tại Kiev đã viết: “Ông Putin vẫn phủ nhận quân đội và vũ khí của Nga hiện diện ở Ukraine. Dưới đây là một hướng dẫn để giúp điện Kremlin tìm ra xe tăng của họ". Kèm theo là các ảnh ghi hình các xe tăng mà phía Anh cho là của Nga đã xuất hiện ở Ukraine với các mốc thời gian được chú thích rõ ràng.

Chưa hết, đại sứ quán Anh còn đăng ảnh với các sơ đồ để chỉ cách làm sao nhận ra một xe tăng Nga. Các ảnh phía Anh trưng, chỉ rõ dấu hiệu của xe tăng T-72BM của Nga kèm theo ghi chú "chúng không được sử dụng bởi quân đội Ukraine". Vậy xe tăng T72 có gì hay và lạ khiến người Anh e ngại? 

Về hệ thống bảo vệ, lớp giáp của tăng T72 thay đổi theo tùy phiên bản nhưng thế hệ sau thường dày và tốt hơn thế hệ trước. Nguyên mẫu T-72 dùng giáp thép đúc. Các mẫu sau năm 1979 dùng giáp composite và trang bị thêm giáp bảo vệ hông. Giáp tấm composite trên mẫu T-72M dày tương đương 380 mm thép cán tiêu chuẩn, có thể chống đỡ được đạn 105 ly của xe tăng M60 (đối thủ Mỹ cùng thời của T-72) từ khoảng cách 2.000 mét.

Phiên bản nâng cấp T-72B trang bị thêm giáp công nghệ mới, đạt độ dày tương đương 800 mm thép cán tiêu chuẩn, có thể chịu được đạn pháo 120 ly của M1A2 Abram (loại xe tăng chủ lực của Mỹ giai đoạn 1990-2020) ở cự ly 1.500 mét. Tháp pháo của T-72B được bọc giáp có độ dày 500 mm thép cán tiêu chuẩn, còn giáp trước thân xe có độ dày lên đến 300-500 mm

Về vũ khí của T-72 thì vũ khí chính là pháo nòng trơn 125 ly, lớn hơn cỡ nòng 100 ly thường được tăng phương Tây sử dụng. Tầm bắn đạt 10 cây số và đạt hiệu suất chính xác cao ở phạm vi 1,8 km với sai số chỉ là 1 mét. Pháo chính của T-72 nếu sử dụng đạn xuyên giáp BM-48-2 (Svitnetz-2) có thể xuyên thủng 800 mm thép cán tiêu chuẩn ở cự ly 2.000 mét, có khả năng chọc thủng giáp trước của xe thiết giáp M1 Abrams (Mỹ) từ khoảng cách 1.000 tới 3.000 mét. Ngoài ra, trên tháp pháp còn trang bị 1 đại liên 12,7 mm loại NSV hay DKSh.

Có thể bạn quan tâm

>>Vì sao tướng lĩnh Mỹ không được làm bộ trưởng quốc phòng?

>>Ukraine triển khai chiến thuật bóp nghẹt dạ dày phe ly khai
Từ thông số giáp và vũ khí của xe tăng T-72 thì có thể thấy nếu đọ tăng với xe tăng cùng thế hệ do phương Tây sản xuất thì trong bán kính 2-3 cây số, xác suất thắng của T-72 cao hơn hẳn vì khả năng "chịu đòn" và "ra đòn" kết liễu đều hơn đối thủ. 
Sau khi Đức thống nhất, các nhà khoa học quân sự Tây Đức nghiên cứu xe tăng của Đông Đức thừa nhận rằng nếu có một cuộc đấu tăng giữa T-72 với các tăng của phương Tây thì tăng phương Tây không có cơ hội thắng.
Riêng T-72 BM mà đại sứ quán Anh phát hiện còn có khả năng phóng tên lửa AT-11 qua nòng pháo để tiêu diệt mục tiêu từ cự ly xa 5.000 mét trong khi cự ly hiệu quả của đạn pháo tăng thông thường chỉ khoảng 3.000 mét. 
Điều này cho phép T-72 tiêu diệt xe tăng địch trước khi chúng có thể bắn trả. Đó là lý do vì sao người Anh rất ngại khi thấy T-72 của Liên Xô tại Ukraine.

Về động cơ, T-72 khoảng quanh 20 mã lực/tấn nhưng riêng T-72BM thì lên đến 25 mã lực trên tấn. Tốc độ tối đa: 60 km/h trên đường phẳng và 45 km/h trên đường lầy lội. Tầm hoạt động: 450 km tới 500 km chưa kể bình phụ.

Anh Tú (tổng hợp)

Một Thế Giới