12 chiến lược tài chính thông minh cho vợ chồng trẻ
Hạ tầng và bất động sản - Ngày đăng : 05:41, 28/07/2015
Bạn và “một nửa” đang có một kế hoạch lớn như đám cưới, một kỳ nghỉ dài ngày, mua nhà mới, thậm chí là sinh con và phải tìm mọi cách để mượn tiền thực hiện những dự định đó. Tuy nhiên, có một vài ý tưởng tài chính thông minh để giúp bạn tiết kiệm và giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính khác. Nếu bạn không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu thì sau đây là 12 lời khuyên tiết kiệm tiền để giúp bạn bắt đầu.
1. Không nên độc đoán trong tài chính gia đình
Đối với một số gia đình, việc chỉ chồng hoặc vợ nắm hết tài chính gia đình không còn là chuyện hiếm. Chồng hoặc vợ muốn là người kiếm được nhiều tiền và làm chủ về tài chính để có người kia của sống theo ý của mình. Tuy nhiên, việc quản lý tiền bạc của gia đình nên có sự nhất trí của cả hai vợ chồng.
Trong gia đình, không nên có một người kiểm soát tất cả các quỹ và ngân sách chi tiêu. Như vậy, sẽ dẫn tới tình trạng người nắm “hòm chìa khóa” của gia đình thường độc đoán việc chi tiêu. Việc lập ngân sách chỉ hiệu quả khi có sự tham gia và đồng ý của cả hai người.
Lên kế hoạch tài chính thông minh không thể hoàn thành một mình được. Hãy cùng nhau thiết lập mục tiêu tài chính chung, nhờ đó có thể giảm tối đa xung đột trong chi tiêu hằng ngày.
2. Nấu ăn ở nhà
Ăn tối tại một nhà hàng sang trọng, xem một buổi hòa nhạc lãng mạn hay đóng tiền để chơi các trò thể thao có thể làm cho bạn cảm thấy một ngày thật tuyệt vời. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân khiến cho vợ chồng luôn rơi vào tình trạng rỗng túi.
Nếu bạn đang cố gắng để tiết kiệm tiền, thì nên suy nghĩ đến những ý tưởng cho một ngày không tốn kém. Nếu không ngại vào bếp, người nội trợ có thể dành thêm chút thời gian để đi chợ và nấu bữa tối tại nhà, vừa tiết kiệm lại vừa an toàn, ấm cúng. Thay vì đi xem hòa nhạc thì vợ chồng trẻ có thể cùng nhau xem những bộ phim yêu thích hoặc di xem những chương trình ca nhạc miễn phí. Thậm chí, hai vợ chồng có thể đi dạo lang thang một vài địa điểm yêu thích mà không hề phải mất phí.
3. Sống chung với người thân
Nếu hai vợ chồng chưa đủ tiền để mua nhà riêng và đang xem xét để tiết kiệm mua nhà thì đừng ngần ngại khi phải sống chung với người thân. Sống chung nhà có thể sẽ có bất tiện nhưng đây là một cách để tiết kiệm được một khoản tiền lớn như tiền nhà, tiền ăn, tiền sắm đồ đạc…
Sẽ là một thuận lợi lớn cho những vợ chồng sống cùng gia đình bởi người thân có thể giúp đỡ bạn các công việc nhà, do đó bạn sẽ thêm thời gian để tăng thêm thu nhập cho thời gian ngoài giờ. Đây là một trong những chiến lược tài chính thông minh dành cho những cặp vợ chồng mới cưới.
4. Tận dụng nội thất cũ
Nếu bạn chuẩn bị chuyển vào ở một căn hộ mới và cần đồ nội thất thì nhưng chưa đủ tiền để mua bàn mới, ghế, giường và các tiện nghi khác. Lúc đó, đừng chần chừ mà hãy tận dụng ngay các đồ nội thất cũ mà vẫn còn dùng được.
Bạn có thể chọn những vật liệu cũ đã qua sử dụng như cửa gỗ, cửa nhôm, cửa sắt, tủ…sau đó có thể sơn lại là sử dụng rất tốt mà giá thành lại rẻ hơn nhiều. Hiện nay một số cửa hàng nội thất bán rất nhiều sản phẩm nội thất rẻ mà đẹp mắt, kiểu dáng hiện đại. Đừng ngần ngại, hãy mặc cả để có giá tốt nhất.
5. Mẹo tiết kiệm tiền điện, nước
Để tận dụng tối đa số tiền của bạn thì bạn cũng cần phải củng cố các loại phí tiêu tốn nhiều tiền như tiền điện, tiền nước… Để khắc phục tình trạng hóa đơn tiền điện ngày càng tăng cao thì các đôi vợ chồng trẻ nên áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện bằng cách luôn ý thức sử dụng tiết kiệm điện, tắt và rút toàn bộ các thiết bị điện khi không dùng tới. Thường xuyên duy tu và bảo trì các thiết bị điện đúng hạn để giảm thiểu thất thoát điện trong quá trình sử dụng, thay thế những thiết bị điện cũ có công suất sử dụng cao, thay vào đó hãy sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng như điều hòa tiết kiệm điện, bóng đèn tiết kiệm điện…
Còn đối với tiền nước, bạn cũng nên suy nghĩ đến việc sử dụng các thiết bị và vật dụng tiết kiệm nước. Nên mua các vòi hạn chế nước. Đối với các vòi đang rò rỉ thì nên sửa ngay lập tức bởi một vòi nước bị rỉ ở tỷ lệ một giọt trong mỗi giây đồng hồ sẽ tiêu phí hơn 12.000 lít nước trong một năm…
(Còn tiếp)
Phan Diệu