Đại gia Nguyễn Văn Mười Hai kể chuyện trong trại cải tạo
Tài chính và đầu tư - Ngày đăng : 05:42, 04/09/2015
Thập niên 80, Nguyễn Văn Mười Hai là một trong những "đại gia số 1" Sài thành, đi đâu cũng có đoàn vệ sĩ hộ tống, hú còi. Nhưng khi đang trên đỉnh vinh quang, ông lại vướng vào vòng lao lý và đối diện với án tử hình, sau được chuyển thành án chung thân.
Vướng vòng lao lý
Nhờ cải tạo tốt, sau 17 năm thi hành án, Nguyễn Văn Mười Hai được tái hòa nhập cộng đồng. Ngày vào tù tóc hãy còn xanh, đến khi ra tù thì đầu đã bạc. Mọi thứ thay đổi quá nhanh, với nhiều bỡ ngỡ nhưng máu kinh doanh vẫn còn “rần rần” trong huyết quản, Nguyễn Văn Mười Hai quyết làm lại cuộc đời.
Nhớ lại những ngày ở trại giam với án chung thân, Nguyễn Văn Mười Hai không khỏi rùng mình. Ông bảo, khi ấy, tuổi ông còn trẻ, hơn 30 thôi. Nhiều lúc chán nản, suy nghĩ tiêu cực, ông muốn tìm đến cái chết để sớm… giải thoát mình.
"Hồi mới vô trại, tôi tuyệt vọng lắm. Ý chí của một người thanh niên khó có thể nào vượt qua cú sốc ấy. Lúc tòa chưa xử, tôi cảm nhận mình sẽ bị ở tù, tự nhiên nản. Sau khi xử rồi thì nản thiệt luôn. Mình không còn động cơ gì để sống cả.
Tôi đã tự tử nhiều lần, nhưng không được. Nhưng khi nhìn thấy hình và nét chữ của con gái: “Bố ráng cải tạo tốt để mau về với tụi con. Con rất cần bố”, đêm nằm vắt tay lên trán, mới ngộ ra cuộc đời vẫn còn người cần đến mình", ông kể trên Diễn đàn đầu tư.
Tôi đã tự tử nhiều lần, nhưng không được. Nhưng khi nhìn thấy hình và nét chữ của con gái: “Bố ráng cải tạo tốt để mau về với tụi con. Con rất cần bố”, đêm nằm vắt tay lên trán, mới ngộ ra cuộc đời vẫn còn người cần đến mình", ông kể trên Diễn đàn đầu tư.
Rồi sau đó, ông tìm thấy niềm vui qua môi trường lao động cải tạo. Những khi đi lao động về, được xem truyền hình, thi đá bóng, bóng chuyền, làm báo tường… những thói quen đó là liều thuốc màu nhiệm giúp những phạm nhân như ông quên đi những gì đang lo sợ.
Theo Dân Trí, ông nỗ lực từng giờ bởi cuộc sống ngoài kia đang thôi thúc. Bởi ông nghĩ, vào tù, chỉ mất quyền tự do thôi, còn nhiều quyền khác như quyền sống, quyền lao động, được chăm sóc khi đau ốm cũng bình đẳng như bao người bình thường khác. Nhờ những phấn đấu không mệt mỏi đó, ông đã có cơ hội làm lại cuộc đời.
"Tôi được ân xá sau 17 năm nhờ cải tạo tiến bộ. Cơ chế của Nhà nước với các tội phạm rất nhân văn, đầu vào là tội nhân, đầu ra là công dân tiến bộ, điều đó được viết thành giáo trình đàng hoàng. Những người cùng vào tù thời đó với tôi là Liên Khui Thìn, Đàm Mạnh Thắng… sau này họ đều được trở về xã hội và tiếp tục kinh doanh", ông cho biết.
Kể về giây phút được ân xá, Mười Hai cho biết ông rất sung sướng. Nhưng niềm vui đi cùng nỗi lo. “Tôi phải làm gì để sống, sống như thế nào khi tôi đi từ thời hậu ăn bo bo, ra tù lúc kinh tế thị trường, gia nhập WTO, xã hội văn minh, thay da đổi thịt”, Nguyễn Văn Mười Hai kể lại câu chuyện trong tiếng thở dài.
Ngày tái hoà nhập cộng đồng, ông bỡ ngỡ khi thấy người ta sử dụng điện thoại di động. Đại gia một thời cho biết: "Vào quán karaoke thấy chữ chạy chạy, máy di động bấm bấm, vi tính nữa…, trời ơi lạ quá!
“Tôi có cảm giác bỏ cuộc”, ông kể lại mà như lời thảng thốt năm xưa còn hiện hữu.
Cuộc đời Nguyễn Văn Mười Hai chia làm 3 tập nhưng ông thích kể về tập 3 hơn. |
Và trở thành CEO thành đạt
Nguyễn Văn Mười Hai sang nhượng lại một quán cơm bình dân. Mỗi suất bán cho công nhân chỉ có 5.000 đồng. Ông chấp nhận lấy công làm lời. Ông bán cơm để tìm kiếm sự chia sẻ, cố công hoà nhập cuộc sống mới nhưng nhiều khi thấy bất lực. Khi ấy, ông quyết định không làm kinh doanh nữa mà sẽ suốt đời bán cơm để kiếm ngày 3 bữa.
Khi đang là “ông chủ” của một quán cơm bình dân, Mười Hai vẫn là nhân vật được báo chí quan tâm. Ông tâm sự: "Tôi rất mặc cảm, cộng với hai bàn tay trắng, không biết làm sao để sống? Cũng nhờ gia đình và bạn bè động viên, đặc biệt là luật sư Nguyễn Đăng Trừng và các anh bên báo chí đến viết bài, nên cái nhìn của xã hội đối với tôi đã cởi mở hơn, tôi cũng tự tin hơn.
Thế rồi tôi quyết định theo học lớp CEO của trường PACE, rất may là không tốn tiền vì được nhà trường tài trợ. Học xong tôi thấy mình hội nhập dễ dàng hơn, nhờ những kiến thức quản trị hoàn toàn mới. Tôi quyết định khởi nghiệp lại…".
Thế rồi tôi quyết định theo học lớp CEO của trường PACE, rất may là không tốn tiền vì được nhà trường tài trợ. Học xong tôi thấy mình hội nhập dễ dàng hơn, nhờ những kiến thức quản trị hoàn toàn mới. Tôi quyết định khởi nghiệp lại…".
Học xong, chàng “sinh viên” ở tuổi gần… 50 ấy đi làm CEO cho một số công ty lớn. Ông không còn lệ thuộc bạn bè, gia đình nữa. “Bạn bè sao lo cho mình suốt được. Gia đình thì các con mới lớn, đi làm cũng đủ lo cuộc sống. Với người đàn ông, có sức khoẻ, trí tuệ thì phải biết đi kiếm tiền để giải quyết cuộc sống hằng ngày, chẳng lẽ chờ bè bạn. Và cuối cùng, tôi được nhiều người mời”, ông kể.
Ông không mở công ty vì không có điều kiện vốn liếng mà chuyên tâm giúp các doanh nghiệp mình nhận lời tư vấn tạo ra giá trị thặng dư. Ông không đòi hỏi mức lương bao nhiêu nhưng theo ông nói, công ty nào cũng… “cư xử được”.
Thật bất ngờ, một người bị cách ly xã hội ròng rã 17 năm tù lại nói về hội nhập và kinh tế thị trường một cách sâu rộng như Nguyễn Văn Mười Hai. Ông tâm niệm, với một doanh nhân, phải đảm bảo 4 tiêu chí trong kinh doanh: Sử dụng vốn xã hội, bảo toàn vốn, tạo ra cơ hội và chộp lấy thời cơ, thực hiện trách nhiệm cộng đồng.
“Cuộc đời tôi có ba tập. Tập một là từ nghèo khó lên làm giàu. Tập hai bước chân vào tà - ru. Tập ba là tái khởi nghiệp. Tôi nghĩ tập ba này là hay hơn cả. Chỉ có sức khỏe và trí tuệ mới thành công”, Nguyễn Văn Mười Hai kết lại.
Phong Vân (tổng hợp)