Ngân hàng lớn nhất vùng Vịnh chính thức hiện diện ở Việt Nam

Tài chính và đầu tư - Ngày đăng : 06:00, 05/04/2015

Ngân hàng Quốc gia Qatar (QNB), ngân hàng lớn nhất của vùng Vịnh, đã tuyên bố sẽ phát triển mở rộng thị trường ở Việt Nam. Đây là một phần trong kế hoạch mở rộng thị trường ở khu vực châu Á của ngân hàng này.

Ngân hàng Quốc gia Qatar (QNB) cho biết, đơn vị này sẽ mở một văn phòng đại diện ở Việt Nam, bước tiến này được xem là một phần trong kế hoạch mở rộng thị trường toàn cầu.

QNB sẽ bắt đầu hoạt động ở Thành phồ Hồ Chí Minh sau khi nhận được tất cả các phê chuẩn pháp lý cần thiết và bắt buộc.

Trong một tuyên bố, QNB bày tỏ mong muốn mở rộng thị trường tại Việt Nam và hi vọng lần này sẽ là cơ hội để khuyến khích và kích thích phát triển dòng chảy thương mại "Đông-Tây" giữa Việt Nam và Qatar.

Ngân hàng này cũng cho biết thêm, văn phòng của họ sẽ đảm nhận trách nhiệm mở rộng các dịch vụ trung gian trong các lĩnh vực đầu tư và thương mại với các công ty ở Trung Đông -những công ty đang có ý định hướng tới việc phát triển thị trường hoặc tìm cách đầu tư tại Việt Nam.

Ngược lại, QNB cũng sẽ liên kết với các công ty ở Việt Nam, những công ty đang hướng tới việc mở rộng thị trường ở các quốc gia phát triển ở Trung Đông hoặc cũng như muốn việc đầu tại các quốc gia này.

Việc mở văn phòng đại diện ở Việt Nam là một phần trong kế hoạch phát triển của ngân hàng này tại các thị trường lớn của châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Như một phần trong kế hoạch mở rộng thị trường ở châu Á, kinh tế Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi có tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Trong năm 2014, nền kinh tế Việt Nam đã tăng 6% và dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng tương tự trong năm 2015.

Ngân hàng này nhắm mục tiêu đến việc mở rộng 40% lợi nhuận ở thị trường nước ngoài vào năm 2017 với mong muốn trở thành ngân hàng lớn nhất ở Trung Đông và châu Phi.

Vào tháng 1.2015, ngân hàng này cho biết đã tăng 3,3% lợi nhuận ròng vào quý cuối cùng của năm 2014.

Được biết, QNB hiện đang hoạt động tại hơn 27 quốc gia và trên 3 châu lục.
Đ. Tuyết (Theo Arabian Business)

Một Thế Giới