8 mẹo kinh doanh khi không có vốn
Tài chính và đầu tư - Ngày đăng : 15:00, 14/03/2015
Nhiều doanh nhân thường nảy ra những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời và muốn lao vào thực hiện ngay lập tức nhưng đa số họ đều kêu thiếu tiền. Họ cho rằng ý tưởng kinh doanh của họ sẽ chẳng bao giờ thực hiện được nếu như họ thiếu vốn.
Dưới đây là 8 mẹo giúp các doanh nhân tương lai có thể khởi nghiệp kinh doanh dù vẫn thiếu tiền.
1. Kinh doanh những gì bạn biết
Thay vì mạo hiểm kinh doanh những lĩnh vực mới toanh mà bạn không biết gì thì hãy tham gia vào khởi nghiệp, kinh doanh những lĩnh vực nằm trong khả năng và chuyên môn của bạn.
Trên thực tế, kiến thức chính là những gì cần thiết giúp bạn thành công trong lĩnh vực kinh doanh.
2. Nói cho mọi người biết bạn biết bạn đang làm gì
Hãy báo cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũ và các mối quan hệ làm ăn về việc kinh doanh mới của bạn. Bạn có thể làm điều đó bằng cách gọi điện, gửi email và cập nhật thông tin trên mạng xã hội.
Bạn bè và người thân có thể quảng bá giúp bạn, trong khi các đối tác cũ có thể giới thiệu bạn với khách hàng của họ. Đây là phương pháp marketing thông thường, nhưng lại rất hiệu quả và giúp nhiều người biết đến công ty của bạn hơn.
3. Tránh các khoản chi phí không cần thiết
Sẽ có rất nhiều khoản chi phí mà ban không thể tránh được. Nhưng điều bạn cần tránh là chi tiêu phung phí.
Chẳng hạn như việc in danh thiếp. Bạn có thể chi 1.000 USD làm 500 danh thiếp kim loại “chất nhất”, hoặc có thể chỉ bỏ ra 10 USD làm loại thường. Tiết kiệm ngay từ đầu có thể quyết định một doanh nghiệp thành công hay thất bại.
4. Đừng ngập đầu trong thẻ tín dụng
Khi bắt đầu kinh doanh, thẻ tín dụng vừa được coi là một lựa chọn thông minh và cũng vừa được coi là một lựa chọn tai hại. Máy tính mới, nội thất văn phòng, điện thoại, vật tư, tất cả đều phải mua tất cả.
Thay vì mua tất cả mọi thứ cùng một lúc, hãy dùng doanh thu của công ty để tái đầu tư. Loại bỏ căng thẳng và những gánh nặng nợ nần sẽ mang đến cho bạn những cơ hội kinh doanh thành công.
5. Đảm bảo chính sách thu nợ từ khách hàng sẽ không làm bạn phá sản
Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động nhỏ lẻ thì điều này sẽ không được áp dụng, nhưng nếu bạn đang cung cấp các dịch vụ như tư vấn hoặc các sản phẩm để bán lẻ thì bạn cần phải chắc chắn về chính sách thanh toán từ khách hàng thật kỹ lưỡng.
Đừng đưa ra chính sách dựa trên mong muốn của khách hàng, mà hãy dựa trên khả năng thành công của công ty.
6. Tích lũy giá trị lao động
Bất cứ ai khi bắt đầu kinh doanh đều lao vào làm việc suốt ngày suốt đêm, làm không ngừng nghỉ. Mọi người xử lý mọi khía cạnh của công việc kinh doanh cũng như việc tiếp thị và nghĩ phương án để tăng trưởng doanh thu.
Giá trị lao động của bạn đang dần được tích lũy và điều này sẽ giúp bạn dễ dàng kinh doanh hơn và thành công nhanh hơn.
7. Tận dụng quảng cáo và marketing miễn phí
Có rất nhiều cách quảng bá doanh nghiệp của bạn mà không hề tốn kém. Truyền thông xã hội là một cách thức tiềm năng, giúp công ty bạn tương tác với khách hàng một cách nhanh nhất và chủ động nhất.
Bạn có thể liên lạc với truyền thông địa phương và cung cấp chuyên môn, ý kiến cho các sản phẩm của họ. Hãy tạo mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị truyền thông và đáp ứng yêu cầu của họ bằng mọi cách.
Điều này có thể khiến họ luôn nghĩ về bạn đầu tiên, và giúp đưa hình ảnh của bạn lên mặt báo miễn phí.
8. Chấp nhận vất vả
Làm việc chăm chỉ là tuyệt đối cần thiết, khi bạn bắt đầu kinh doanh mà không có vốn hoặc có ít vốn thì bạn luôn phải chuẩn bị mọi thứ để có thể thành công trong kinh doanh.
Điều này có nghĩa là bạn phải quyết tất cả mọi vấn đề, từ gọi điện chào hàng, hỗ trợ khách hàng, xử lý hóa đơn, sổ sách cho tới kế hoạch mở rộng công ty. Bạn sẽ làm tất cả để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Đừng để việc thiếu vốn ngăn cản những sáng kiến kinh doanh tuyệt vời của bạn, hãy đuổi theo ý tưởng đó bằng mọi cách. Bạn sẽ phải đối mặt với những căng thẳng, tất nhiên! vì đó là điều mà doanh nhân nào cũng phải đối mặt.
Tuyết Nhung (Theo Entrepreneur)