Vụ Quảng Ninh chỉ đạo dùng dịch vụ độc quyền: Đã sửa văn bản cho... phù hợp

Tài chính và đầu tư - Ngày đăng : 15:33, 13/10/2014

Sau khi báo chí đưa tin và đại diện Bộ Công Thương trả lời báo điện tử Một Thế Giới cho biết đang điều tra thì mới đây, Quảng Ninh đã ra văn bản mới sửa đổi lại văn bản ra ngày 18.8, yêu cầu các thành phố, huyện, thị xã và các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thực hiện giao dịch "độc quyền" với Techcombank. >>Bộ Công Thương điều tra vụ Quảng Ninh chỉ đạo DN dùng dịch vụ của Techcombank Quảng Ninh chỉ đạo sử dụng độc quyền dịch vụ của Techcombank
Cụ thể trong văn bản mới, thay vì đốc thúc, chỉ đạo các đơn vị phải sử dụng dịch vụ của Techcombank thì nay tỉnh này chỉ đạo các đơn vị xem xét” sao cho “phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn”.
Nội dung có đoạn: “Để thống nhất trong nhận thức, làm cơ sở thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Ninh với Techcombank, UBND tỉnh đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các thành phố thuộc tỉnh xem xét, ưu tiên lựa chọn Techcombank là đơn vị cung cấp dịch vụ, trên cơ sở phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của từng đơn vị, địa phương, đảm bảo đúng quy định hiện hành.
Văn bản này thay thế văn bản số 4507/UBND-TM3 ngày 18.8.2014 của UBND tỉnh".
Vu Quang Ninh chi dao dung dich vu doc quyen: Da sua van ban cho... phu hop
Văn bản đốc thúc các đơn vị thực hiện sử dụng dịch vụ của Techcombank nay đã được sửa lại.
Trước đó, văn bản ngày 18.8 của tỉnh Quảng Ninh gửi tới các thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các thành phố thuộc tỉnh nhằm đôn đốc thực hiện việc sử dụng dịch vụ của Techcombank. 
Trong văn bản đó có nêu: “Triển khai thực hiện chủ trương trên, trong thời gian qua, nhiều cơ quan đơn vị, địa phương trong tỉnh đã quán triệt quan điểm thực hiện việc sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản do Techcombank cung cấp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện chủ trương này (có danh sách kèm theo)”.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, một trưởng văn phòng luật sư thuộc Đoàn Luật sư Quảng Ninh (xin giấu tên) cho rằng: “Đây là một hình thức bảo hộ của chính quyền địa phương đối với một doanh nghiệp, tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng đó được bảo hộ là đã làm mất lợi thế cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác. Quảng Ninh làm vậy là vi phạm luật cạnh tranh.
Thứ hai là vi phạm quy định về giao dịch dân sự. Bởi bản chất của giao dịch tín dụng là giao dịch dân sự. Mà đã là giao dịch dân sự thì phải dựa trên nguyên tắc tối cao sự là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi chứ không được phép áp đặt cho các đơn vị tổ chức".
Vu Quang Ninh chi dao dung dich vu doc quyen: Da sua van ban cho... phu hop
Văn bản do lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đưa ra nhằm chỉ đạo các đơn vị thực hiện sử dụng dịch vụ của Techcombank.
Nhìn dưới góc độ quản lý hành chính, việc làm này của chính quyền địa phương là sự áp đặt và vi phạm về nguyên tắc giao dịch dân sự. 
"Tỉnh Quảng Ninh áp đặt, yêu cầu các đơn vị hành chính, doanh nghiệp thuộc tỉnh và các đơn vị doanh nghiệp hoạt động đầu tư tại tỉnh phải sử dụng dịch vụ của Techcombank chính là căn nguyên dẫn tới việc giao dịch dân sự bị vô hiệu, bởi đó là giao dịch dân sự. Khi các đơn vị rút tiền hay vay tiền tại đó đều là giao dịch dân sự. Ở đây việc giao dịch này lại bị ép buộc thì nó trở thành vô hiệu", ông nói.
"Đây là một hình thức bảo hộ của chính quyền địa phương đối với một doanh nghiệp, tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng đó được bảo hộ là đã làm mất lợi thế cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác. Quảng Ninh làm vậy là vi phạm luật cạnh tranh".
Ông cho rằng đây là mầm mống của sự quan liêu bao cấp, hành chính hóa; giải quyết, điều hành vấn đề kinh tế, vấn đề dân sự bằng mệnh lệnh hành chính; từ đó sẽ triệt tiêu sự phát triển lành mạnh của các tổ chức tín dụng, nuôi dưỡng thế lực cạnh tranh không lành mạnh.
Về nguyên tắc, khi ra một văn bản gì thì không được trái luật, không được trái với các nguyên tắc đã được nâng lên thành luật. Trước đó, Quảng Ninh đã đưa ra văn bản yêu cầu các đơn vị mua và cam kết sử dụng dịch vụ của mạng điện thoại di động Viettel, nay đến văn bản này.
Hơn nữa, việc “động viên, khuyến khích” các doanh nghiệp đầu tư lớn vào địa bàn tỉnh thực hiện giao dịch qua một ngân hàng thì hóa ra ngân hàng đó lại làm thay chức năng của kho bạc nhà nước Quảng Ninh. 
Tỉnh đưa ra lý do mỗi năm ngân hàng bỏ ra cho tỉnh bao nhiêu tỉ đồng đầu tư cũng không đúng, vì bỏ qua các quy định của Nhà nước về vấn đề quản lý ngân sách.
Nam Phong

Một Thế Giới