Đà Nẵng đã bán sân Chi Lăng cho tập đoàn Thiên Thanh như thế nào?
Tài chính và đầu tư - Ngày đăng : 06:32, 31/07/2014
Chừng 3 năm trước, vụ việc Đà Nẵng chuyển nhượng hơn 5,5 ha khu đất "sạch" 4 mặt tiền sân Chi Lăng cho Thiên Thanh xây khu phức hợp thương mại - dịch vụ, đã gây ra sự lùm xùm không hề nhỏ trên truyền thông lẫn dư luận. >> Về đâu dự án 1 tỉ USD tại sân Chi Lăng - Đà Nẵng của Tập đoàn Thiên Thanh? >> NHNN lên tiếng vụ bắt tạm giam lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh >> Bộ Công an thông báo vụ bắt Chủ tịch tập đoàn Thiên Thanh Phạm Công Danh >> Bắt ông Phạm Công Danh - Chủ tịch Tập đoàn Thiên Tha
Bởi mang danh là "đất vàng" nhưng lại không qua đấu giá, giá chuyển nhượng lại rất thấp, thấp hơn cả giá đất tối thiểu theo khung giá của địa phương. Ðiều này “không chỉ gây thất thu ngân sách nhà nước mà còn làm méo mó môi trường đầu tư”, báo Tuổi Trẻ ngày 6.6.2011 nhận định trong một bài viết.
Cụ thể, giá đất giao cho Thiên Thanh bằng với giá đất TP Đà Nẵng kêu gọi đầu tư (25,3 triệu đồng/m2), thấp hơn 2-3 lần giá đất giao dịch trên thị trường. Ðó là chưa kể đến cả hệ thống sân bãi bóng đá, nhà điều hành vừa mới đầu tư xây dựng trị giá nhiều tỉ đồng phải đập bỏ.
Hơn nữa, sau quyết định bán toàn bộ khu vực sân vận động Chi Lăng cho Thiên Thanh, UBND TP Ðà Nẵng quyết định xây một sân vận động mới tại khu liên hiệp thể dục thể thao Hòa Xuân với sức chứa 40.000 chỗ ngồi. Ðể xây dựng dự án khu liên hiệp thể thao này, TP Ðà Nẵng phải giải tỏa 249 ha với tổng kinh phí bồi thường lên đến 835 tỉ đồng.
Tiếp tục theo đuổi vụ việc, ngày 14.6.2011 và 20.6.2011, báo Tuổi Trẻ tiếp tục có 2 bài phỏng vấn ông Trần Văn Minh - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - cùng các sở, ban ngành của TP.
Trả lời vì sao không đấu giá công khai mà lại chỉ chuyển nhượng khu đất cho mỗi Thiên Thanh, ông Minh nói, để kêu gọi đầu tư vào dự án sân vận động Chi Lăng, TP Đà Nẵng đã đăng công khai trên hai tờ báo là báo Công An TP Đà Nẵng và báo Người Lao Động từ ngày 22.9.2010. Nhưng chỉ có mỗi Thiên Thanh chấp thuận đầu tư nên TP đồng ý giao khu đất “vàng” 5,5 ha này cho Thiên Thanh.
Khi PV hỏi vì sao thời gian kêu gọi đầu tư chỉ vỏn vẹn 14 ngày (từ 22.9 đến 6.10.2010) mà không phải là 30 ngày như quy chế đấu giá của Nhà nước, ông Minh khẳng định: “Đà Nẵng đã làm đúng theo quy định của pháp luật”.
PV chất vấn vào ngày 10.8.2010, ông Minh đã ký công văn 4889 có đoạn ghi rõ:
“Xét nội dung công văn số 74 ngày 26.7.2010 của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh về việc đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại khu đất mặt tiền các đường Hùng Vương - Ngô Gia Tự - Lê Duẩn - Triệu Nữ Vương (bao gồm cả sân vận động Chi Lăng), tại cuộc họp giao ban ngày 9.8.2010, chủ tịch và phó chủ tịch TP có ý kiến như sau: thống nhất về mặt chủ trương theo đề nghị của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh về dự án nói trên với quy mô khoảng 6ha. Giao Sở Xây dựng chỉ đạo Viện Quy hoạch xây dựng lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất xây dựng khu phức hợp, trình TP xem xét, quyết định trong tháng 8.2010”.
Nội dung trong công văn trên không hề có cụm từ “cho đơn vị nghiên cứu dự án”. Như vậy, TP đã đồng ý chủ trương cho Thiên Thanh được phép đầu tư vào dự án này trước khi kêu gọi đầu tư?
Ông Minh lại trả lời tại công văn này, TP chỉ xem xét, đồng ý về mặt chủ trương nghiên cứu dự án đầu tư khu phức hợp thương mại dịch vụ tại khu đất này (khu vực sân vận động Chi Lăng - PV), hoàn toàn chưa có nội dung đồng ý cho Thiên Thanh được nhận quyền sử dụng đất để đầu tư.
Nói thêm về mức giá chuyển nhượng 25,3 triệu đồng/m2, ông Minh lý giải: “Không thể lấy giá của một lô đất mặt tiền các đường phố chính có diện tích nhỏ hơn từ 50 - 80 triệu đồng/m2 để so sánh với khu đất có diện tích đến 50.000m2... TP cũng rất muốn có nhiều nhà đầu tư tham gia đấu giá nhưng cuối cùng chỉ có Thiên Thanh thì không thể khẳng định giá đó là rẻ so với giá thị trường được”.
Cũng lý giải về giá đất chuyển nhượng, ông Nguyễn Thành Trung, trưởng phòng kinh tế tổng hợp UBND TP Ðà Nẵng, cho rằng: "Nhà đầu tư bỏ tiền lớn ra làm dự án, nếu TP tính giá sát với giá thị trường thì có thu hút đầu tư hay không.
Cứ giở bài toán giá thị trường ra, Ðà Nẵng không thể phát triển được, không thể có quy hoạch tốt, tầm nhìn tốt. Khi tính toán giá dự án này, hội đồng thẩm định giá đã đưa ra các phương án, có phân tích các yếu tố liên quan".
Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Hà - chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất TP Ðà Nẵng, đối với dự án sân vận động Chi Lăng nếu tính đúng, tính đủ thì giá phải trên 70 triệu đồng/m2. Tuy nhiên căn cứ theo mật độ xây dựng được duyệt (60% diện tích) cộng với các yếu tố khác, hội đồng quyết định đưa ra mức giá 25,3 triệu đồng/m2.
Không chỉ có khu đất sân vận động Chi Lăng, năm 2011, Thiên Thanh cũng được UBND TP Đà Nẵng chuyển giao khu đất rộng 23.000m2 ở 209 Trường Chinh.
Đáng nói là TP giao chỉ thu tiền sử dụng đất 40 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước rồi chuyển vào quỹ xây dựng bệnh viện ung thư. Điều này là chưa đúng với quy định nhà nước về quản lý đất đai. Bởi nếu chỉ tính theo giá đất mà TP Đà Nẵng quy định đã lên đến 140 tỉ đồng.
Nhưng ông Trần Văn Minh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng khu đất này TP giao cho nhà đầu tư theo công văn của Bộ Quốc phòng và đây không phải là khu đất vàng.
Về mức giá, ông lý giải: Nếu tính theo giá sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (bao gồm tính phân vệt, hệ số thị trường, mật độ xây dựng) thì toàn bộ khu đất này có giá trị khoảng 70 tỉ đồng. Đây là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để xây dựng siêu thị kinh doanh vật liệu xây dựng, không phải để phân lô bán nền và mật độ xây dựng của dự án dự kiến là 60%. Trên cơ sở tiền sử dụng đất nêu trên, TP hỗ trợ 30 tỉ đồng cho Quân khu 5, còn 40 tỉ đồng chuyển vào ngân sách TP để hỗ trợ xây dựng Bệnh viện Ung thư.
Anh Thưtổng hợp