Dân Trung Quốc ‘sính’ đồ ngoại, ‘hắt hủi’ đồ nhà
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 05:00, 04/05/2015
Khách hàng đại gia chuộng mua đồ cao cấp chiếm đến 122% vào tháng 3, tăng thêm 52% từ tháng 2. Điều này đã làm tăng doanh thu của quý đầu tiên lên 67%, Global Blue cho biết trong một báo cáo được công bố gần đây.
Nhiều du khách Trung Quốc đã tránh xa những sản phẩm cao cấp ở Hồng Kông dù đây là nơi mà các thương hiệu nổi tiếng đã bỏ rất nhiều tiền đầu tư mở những cửa hàng lớn trong những năm gần đây. Nguyên nhân của xu hướng “sính ngoại” này là do đồng Euro mất giá nên những sản phẩm ở châu Âu thường rẻ hơn ở Trung Quốc.
"Điều này tiếp tục phản ánh việc chuyển hướng chi tiêu của người Trung Quốc về phía Châu Âu. Khoảng cách chênh lệch lớn về giá cả là một chủ đề đang được thảo luận trong những bản báo cáo”, hãng môi giới Barclays cho biết trong một lưu ý về Global Blue.
Biến động về tỷ giá hối đoái đã dẫn đến sự khác biệt đáng kể giá cả trong khu vực, các mặt hàng xa xỉ ở Trung Quốc thường đắt hơn ở châu Âu khoảng 50%.
Chính điều này đã khiến đông đảo người châu Á muốn sang thâu tóm tất cả các sản phẩm của thị trường châu Âu để về bán lại tại quê hương. Xu hướng này được gọi là thương mại song song hay còn được gọi là thị trường xám
Hãng môi giới JPMorgan Cazenove ước tính 20-40% doanh thu sản phẩm cao cấp ở Trung Quốc hiện nay là song song, theo thông tin từ giám đốc và nhân viên ở những cửa hàng cao cấp cho biết.
Trước đó, Burberry (BRBY.L) cho biết sẽ tái chỉnh giá để phù hợp với các đối thủ sau khi các thương hiệu như Chanel và Patek Philippe giảm giá hơn 20% ở thị trường châu Á.
Kering (PRTP.PA) dự kiến sẽ đưa ra một bản cập nhật về chính sách giá cả, đặc biệt là đối với thương hiệu Gucci.
Global Blue cho biết chi tiêu trong du lịch toàn cầu đang đạt mức cao kỷ lục vào tháng 3 năm 2015.
Các hãng đồng hồ và đồ trang sức hiện đang kinh đoanh rất tốt, với doanh số tăng 67% vào tháng 3, so với 32% từ tháng 2. Doanh số bán hàng đã tăng 50% vào tháng 3, so với 24% vào tháng 2.
Tuyết Nhung (Theo Reuters)