Cách phân biệt cam miền Tây với cam Trung Quốc
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 18:59, 29/11/2014
Để giúp người mua không nhầm lẫn giữa các loại cam, các tiểu thương nhiều kinh nghiệm, chỉ dẫn cụ thể cách phân biệt cam miền Tây với cam Trung Quốc, giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng cam ngon và chất lượng...
Để phân biệt cam miền Tây với cam Trung Quốc, người mua chỉ cần quan sát bề ngoài là có thể lựa chọn đúng sản phẩm.
Cam miền Tây được chia làm 2 loại: cam sành ăn sống và cam nước. Quan sát bề ngoài, cam miền Tây có hình dáng giống quả chanh phóng to.
Cam sành (trái) và cam nước (phải) ( Ảnh: PD) |
Canh sành hay còn gọi là cam loại 1, 2 có hình dáng tròn, trái khá lớn, vỏ dày, sần sùi, xù xì, có màu xanh đậm nhưng không đều màu. Một số trái có màu rám nắng, không được đẹp mắt.
Cam sành miền Tây có cuống còn tươi, màu xanh đậm và vỏ dày (Ảnh: PD) |
Cam nước hay còn gọi cam loại 3, 4 có hình dáng nhỏ hơn hẳn so với cam sành. Vỏ trái cam màu xanh nhạt hơn, mỏng vỏ, hình dáng trái không tròn, móp méo nhưng vắt ra rất nhiều nước.
Cam nước có vỏ mỏng hơn cam sành, trái không tròn và hơi móp méo (Ảnh: PD) |
Bề ngoài của cam loại này cũng không được bắt mắt, trái sần sùi và có màu vàng rám nắng đặc trưng. Tuy nhiên, cam nước có vỏ mỏng hơn cam sành.
Cam miền Tây có vỏ và màu sắc không bắt mắt (Ảnh: PD) |
Ngoài ra, người tiêu dùng có thể quan sát lá quả cam trước khi quyết định mua. Cam miền Tây thu hoạch đúng vụ nên lá sẽ rất già, có màu hơi rám sẫm, thậm chí có thể hơi úa vàng. Đặc biệt, trái cam miền Tây khi bán sẽ còn nguyên phần cuống tươi và chắc chắn.
Ruột cam có vỏ mỏng, màu vàng đỏ đặc trưng, cùi dày và có hạt (Ảnh: PD) |
Khi cắt ra, ruột cam có màu vàng đỏ rất đặc trưng, cùi dày và có mùi thơm rất đặc trưng. Đáng chú ý, các giống cam miền Tây đều có hạt do các giống cam ở miền Tây vẫn được trồng với kiểu truyền thống. Bên cạnh đó, loại cam này có vị ngọt thanh và hơi chua.
Khi cắt ra, cam miền Tây rất mọng nước và không khô như cam Trung Quốc (Ảnh: PD) |
Tại Việt Nam, cam Trung Quốc cũng được chia làm 2 loại: cam vàng và cam xanh. Bề ngoài, cam Trung Quốc có vỏ láng mịn, không tỳ vết.
Cam vàng Trung Quốc có vỏ láng mịn, màu bóng và không tỳ vết ( Ảnh: TL) |
Cam vàng của Trung Quốc có màu vàng chanh hoặc cam rất đặc trưng. Còn loại cam xanh cũng có màu xanh như cam miền Tây nhưng màu nhạt hơn, rất bóng và vỏ dày.
Cam xanh cũng có màu xanh như cam miền Tây nhưng màu nhạt hơn, rất bóng và vỏ dày (Ảnh: TL) |
Bên cạnh đó, khi được bày bán, cam Trung Quốc cũng có phần cuống nhưng màu hơi thâm và rất dễ rụng, cuống không chắc chắn như cam miền Tây. Do có thể ngâm thuốc bảo quản và thuốc phát triển nhanh nên lá cam Trung Quốc thường rất non, màu nhạt.
Khi bổ cam, phần cùi có màu hơi nhạt và không có mùi thơm. Đặc biệt, các giống có xuất xứ từ Trung Quốc đều không có hạt, vị ngọt đậm và múi có vị hơi úng.
Các giống cam Trung Quốc đều không có hạt (Ảnh: TL) |
Cam miền Tây khi mua về thường chỉ để được 1- 2 ngày là trái sẽ bị héo và thối. Còn cam Trung Quốc mặc dù được phơi nắng phơi mưa ngoài thị trường nhưng trái lúc nào cũng xanh tươi và bắt mắt.
Dù cam có màu xấu, vị hơi chua và màu sắc không bắt mắt nhưng là cam miền Tây chính gốc (Ảnh: TL) |
Vì thế, cho dù cam có màu xấu, vị hơi chua và màu sắc không bắt mắt nhưng là cam miền Tây chính gốc. Theo một số người bán, màu xấu và nhanh hỏng chứng tỏ cam chín tự nhiên và không bị tiêm thuốc kích thích.
Phan Diệu