Ông Vũ Mão: Kỳ vọng ở tân Chủ tịch nước việc bài trừ tham nhũng, giữ chủ quyền!
Sự kiện - Ngày đăng : 17:25, 03/04/2016
- Thưa ông, sau nhiệm kỳ của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh thì nay chúng ta lại có một vị Chủ tịch nước xuất thân từ lực lượng vũ trang, đó là tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ông có nhận địnhgì khi mộtnguyên thủ quốc giatừng kinh qua nhiều vị trí trong lực lượng vũ trang?
Nhiệm kỳ này có một vị tướng xuất thân từ ngành công an được Quốc hội bầu vào chức danh Chủ tịch nước. Vị trí quan trọng này được nhân dân rất quan tâm.
Có thể nói, dù là tướng hay không phải tướng, dù xuất thân từ lực lượng vũ trang hay không thì khi đã lên đến vị trí Chủ tịch nước, họ đều là những nhà chính trị, là chính khách có tầm, đều phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của một nguyên thủ quốc gia theo Hiến pháp quy định.
Các vị nguyên thủ quốc gia không đi lên từ lực lượng vũ trang thì họ cũng buộc phải nỗ lực rèn luyện trong các môi trường thử thách khác nhau. Thể chế của chúng ta là Đảng lãnh đạo nên họ đều phải là những đảng viên tốt, nhận được tín nhiệm từ trong Đảng. Đảng giới thiệu để Quốc hội bầu theo quy trình, thủ tục của pháp luật. Họ phải là người rất xuất sắc thì mới có thể đắc cử.
Mỗi ngườitrưởng thành trong môi trường khác nhau, tuy nhiên, việc một nguyên thủxuất thân từ một vị tướng cũng sẽ có những nét đặc thù riêng. Những người được rèn luyện trong lực lượng vũ trang – là môi trường có kỉ luật cao, nghiêm túc, đòi hỏi phải nỗ lực phấn đấu, lại kinh qua các cương vị khác nhau với nhiều thử thách để vươn lên trở thành thủ lĩnh với sự quyết đoán, mạnh mẽ và bản lĩnh.
Là nguyên thủ quốc gia xuất thân từ lực lượng vũ trang cũng có nhiều thuận lợi,nhất là sự am hiểu toàn diện về lĩnh vực quan trọng này. Ngoài ra, đối với rất nhiều vấn đề trong xã hội, những người công tác trong ngành công an thường có được góc nhìn thấu đáo, từ đó đưa ra những biện pháp thoả đáng để giải quyết tình hình có hiệu quả. Đây cũng là lợi thế không nhỏ.
Chủ tịch nước còn có rất nhiều chức năng, nhiệm vụ khác, bất cứ nhiệm vụ nào cũng cần bản lĩnh, trí tuệ của người đứng đầu. Đã nhận được sự tín nhiệm cho vị trí nguyên thủ quốc gia thì tôi tin họ đủ bản lĩnh và khả năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Riêng ông, ông kỳvọng gì ở tân Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ tới?
Tôi kỳvọng Chủ tịch nước sẽ góp phần giải quyết tốt những vấn đề lớn của đất nước hiện nay về đối nội và đối ngoại. Về đối nội, Chủ tịch nước cần góp phần đưa nền kinh tế của đất nước đi lên, để nhân dân ngày càng được ấm no, hạnh phúc. “Có thực mới vực được đạo”, nhất là trong tình cảnh hiện nay, Việt Nam đang là một nước có thu nhập trung bình yếu của thế giới.
Tất nhiên, thực hiệnmục tiêu phát triển kinh tế đất nước phải là sức mạnh tổng hợp của cảhệ thống chính trị. Trong đó vai trò lãnh đạo của Đảng là quyết định, vàvai trò của Quốc hội và Chính phủ, nhưng vai trò của Chủ tịch nước cũng rất quan trọng. Nhân dâncần sự đóng góp mạnh mẽ, chủ động và hiệu quả của Chủ tịch nước.
Thứ hai là ổn định xã hội, lấy được niềm tin của người dân. Kinh tế có khá lên thì lòng dân mới yên, xã hội mới yên, niềm tin của người dânvào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nướcmới tăng lên. Bức xúc lớn hiện nay của nhân dân là vấn đề tham nhũng. Chủ tịch nước cần tham gia đến mức tối đagiải quyếttình trạng này, bởi đây là quốc nạn.
Trong báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Chủ tịch nước khóa XIII, bản thân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đại biểu Quốc hội, thay mặt cho nhân dân nói rằng, khi tiếp xúc cử tri thì Chủ tịch nước thể hiện quyết tâm chống tham nhũng rất cao, phân tích, phê phán rất nặng tình trạng tham nhũng.Tuy nhiên, quyết tâm rất cao nhưng lại chưa có được biện pháp, hành động hiệu quả để chống lại tham nhũng. Nguyên thủ quốc gia mà vẫn để cho nạn tham nhũng như vậy thì cũng là một nỗi đau, là sự trăn trở lớn. Chúng ta vừa hy vọng nhưng đồng thời cũngđòi hỏi Chủ tịch nước mới phải góp phần vào giải quyết vấn nạn đó.
Muốn giải quyết được nạntham nhũng thì phải tìm được nguyên nhân. Ai cũng nói tham nhũng nặng nề nhưng nguyên nhân của tham nhũng là gì thì chưa phân tích được sâu. Cho nên Chủ tịch nước phải là người sắc sảo, phân tích đượcnguyên nhân của tham nhũng là gì? Tham nhũng ở chỗ nào và chống như thế nào? Có phân tích rõ nguyên nhân thì mới có giải pháp chống tham nhũng tốt.
Theo tôi, tham nhũng có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là các quy định pháp luật của chúng ta chưa chi tiết, chưa đủ độ răn đe. Đây là điều rất quan trọng mà Chủ tịch nước cần quan tâm sâu sắc. Nhưng muốn hiểu sâu sắc thì phải lắng nghe ý kiến của nhân dân, của các đồng chí lão thành cách mạng có uy tín, của các chuyên gia tâm huyết, cũng như kinh nghiệm của các nước trong vấn đề này.
Việc quan tâm đến bà con người Việt sống ở nước ngoài là rất quan trọng. Lịch sử để lại những vấn đề không đơn giản. Phải mở rộng vòng tay với muôn dân đất Việt như Bác Hồ nói. Mong rằng, Chủ tịch nước có những chủ trương đột phá để tạo nên một nền tảng căn cơ cho vấn đề Đại đoàn kết toàn dân.
Chủ tịch nước cần chú trọng việc củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang. Trong tình hình đất nước còn nghèo, ngân sách eo hẹp như hiện nay, cần phải có giải pháp hữu hiệu để xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đảm bảo yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
- Đó là những vấn đề đối nội, còn đối ngoại thì sao? Theo ông, đâu là vấn đề nhức nhối nhất của đối ngoại hiện nay cần Chủ tịch nước thể hiện vai trò vàquyết tâm?
Về đối ngoại, cáiquan trọng nhất là đảm bảo chủ quyền thiêng liêng của đất nước, đây là điều mà nhân dân rất mong đợi. Trong tình hình hiện nay, vấn đề chủ quyền đặt ra hết sức nóng bỏng.
Phải học tập Bác Hồ, vừa kiên quyết, vừa khôn khéo, có nghệ thuật đấu tranh để chúng ta tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của quốc tế. Không thể cứ nói chung chung rằng chúng ta quyết tâm bảo vệ Tổ quốc là xong, cần phải nói cụ thể hơn về những giải pháp, phải có hành động cụ thể.
Thông điệp về chủ quyền của chúng ta phải thể hiện được sự cứng rắn nhưng cũng cần phải có đầy đủ cơ sởlý luận, tư duy, giải pháp thiết thực để những ý chí, mong muốn của mình trở thành hiện thực.
Cần tuyên truyền cho nhân dân hiểu đầy đủ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, của dân tộc một cách đúng đắn, không bị chi phối và chạy theo một số ý kiếnkích động của ai đó mà làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Hoặc ví dụ như cuộc chiến tranh xâm lược các tỉnhbiên giới của chúng ta năm 1979, rõ ràng là Trung Quốc xâm lược nhưng họ luôn tuyên truyền trong nước họ là Việt Nam gây hấn, khiêu khích, xâm phạm trước và họ chỉ tự vệ. Còn phía ta, cuộc chiến tranh biên giới được đề cập rất lờ mờ, nhân dân không hiểu được một cách đầy đủ nên có nhiều thắc mắc.
Theo tôi, những chuyện đó cần phải nói rõ ràng với nhân dân. Còn mối quan hệ với Trung Quốc thì chúng ta vẫn xem họ là láng giếng để hợp tác, nhưng cần thiết phải kiên quyết trong vấn đề chủ quyền. Tôi hỏi những người Việt Nam đã từng công tác tại Trung Quốc, họ cho biết rằng nhiều người Trung Quốc đang hiểu về Việt Nam rất xấu.
Đó mới chỉ riêng vấn đề chủ quyền, về đối ngoại còn rất nhiều vấn đề cần sự quyết tâm của Chủ tịch nước, từ kinh tế, văn hóa đến chính trị. Mong rằng, bằng sự quyết tâm của mình, tân Chủ tịch nước sẽ không phụ sự kỳ vọng của nhân dân.
- Điều 90 Hiến pháp 2013 có thêm nhiều quy định mới về vai trò của Chủ tịch nước, một trong số đó là Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ông nghĩ sao về điều này? Nhất là nhiệm kỳ qua, chưa có cuộc họp nào như vậyđược triệu tập?
Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có quyền triệu tập Chính phủ họp. Nếu nhất thể hóa chức danh lãnh đạo, Chủ tịch nước đồng thời là Tổng Bí thư thì việc triệu tập rất dễ dàng, còn như hiện nay thì cần tìm cách làm hợp lý. Theo Điều 4 của Hiến pháp là Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Theo cơ chế hiện nay, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đều làthành viên của Bộ Chính trị; những vấn đề quan trọng của đất nước, Bộ Chính trị bàn và trình ra Trung ương quyết định.
Vì thế, Chủ tịch nước thực hiện quyền hạn theo Hiến pháp, nhưng đòi hỏi có sự phối hợp tốt với Thủ tướng Chính phủ để công việc đạt hiệu quả. Vấn đề này cũng tương tự với chức năng thống lĩnh các lực lượng vũ trang hay quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm thẩm phán tòa án các cấp của Chủ tịch nước.
Điều này nói cho cùng, đỏi hỏi Chủ tịch nước phải có bản lĩnh và có tầm.
- Có nhiều ý kiến cho rằngcần tăng thêm quyền lực cho Chủ tịch nước, ông nghĩ sao về điều này?
Hiến pháp 2013 đã bổ sung một số quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước. Tôi cho rằng như thế là cần thiết và khá đầy đủ. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải tổ chức thực hiện cho tốt để thể hiện được quyền lực đó chứchưa cần có thêm những quy định.
Quan trọng nhất là chủ quyền!
Trao đổi thêm với báo Một Thế Giới về sự kỳ vọng vào tân Chủ tịch nước, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh Quân khu 4 cho biết thêm:
"Tôi là một nhà quân sự, một tướng lĩnh, tôi cho rằng, tình hình đất nước hiện nay chưa một ngày bình yên, đặc biệt là Trung Quốc không chỉ dừng lại ở âm mưu nữa mà ngày càng có những hành động nhằm nuốt chừng Biển Đông. Cho nên vai trò của người đứng đầu Nhà nước hiện nay cần phải thể hiện được ý thức chủ quyền.
Tôi mong rằng người đứng đầu Nhà nước, nhất là Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người trong lực lượng vũ trang, phải thể hiện ý chí của toàn dân tộc, thể hiện được sựquyết liệt của người đứng đầu Nhà nước, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của đất nước. Không khoan nhượng với bất cứ một sự lấn tới nào cả
Theo tôi, đại biểu Quốc hội TrươngTrọng Nghĩa và Lê Văn Lai nói khiến tôi rất tâm đắc. Do đó, có 2 nhiệm vụ rất quan trọng về đối nội và đối ngoại. Về đối nội, cần xây dựng Đảng cho vững mạnh, diệt trừ được tham nhũng. Về đối ngoại cần giữ vững chủ quyền. Biển Đông mà giữ được thì sẽ có được không gian sinh tồn của đất nước, cả ngàn đời về sau. Chứ một đất nước có 3260km đường bờ biển mà mất biển thì chẳng còn gì cả.
Tôi mong rằng với cương vị Chủ tịch nước, ông Trần Đại Quang hãy làm quyết liệt điều đó. Nếu làm được thì muôn đời mai sau, dân tộc ghi ơn".
Trí Lâmghi