Người Việt ở xứ Băng đảo
Chuyển động - Ngày đăng : 13:49, 07/04/2016
Cũng vì lẽ đó người ta còn gọi Iceland là xứ băng đảo. Và cuộc sống của người việt ở xứ băng đảo này không hề lạnh lẽo hay tẻ nhạt như tên gọi của nó.
Đồ Việt ở ICELAND
Do vị trí địa lý tách biệt và có khí hậu khắc nghiệt nên Iceland chỉ có dân số khoảng 300.000 người, chưa bằng một quận lớn của TP.HCM. Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết ở vùng đất gần Bắc cực đó có sự góp mặt của người Việt, của phở Việt (có lẽ với người Việt xa xứ thì đi đâu có phở là ở đó có bóng dáng quê hương) và cả một cộng đồng rất đoàn kết.
Người Việt đã có ở Iceland từ bao lâu rồi?
Khoảng 30 năm, theo lời ông Dương Mạnh Đức, người trong Ban chấp hành Hội người Việt ở Iceland và ban đầu chỉ có một vài người. Hiện giờ, số người Việt Nam tại Iceland đã lên khoảng trăm. Đó là những người mang quốc tịch Iceland, sinh sống tại Băng đảo và cả các du học sinh Việt Nam. Con số người đăng ký làm hội viên chính thức của hội là gần 180. Sẽ nhiều người thắc mắc cuộc sống của người Việt Nam ở gần Bắc cực như thế nào? Cũng không có gì lạ như đồng bào sống ở Mỹ, Canada hay Anh cả. Doanh nhân nhiều người biết đến là ông Đặng Hùng, người mở quán phở ngon có tiếng tại Reykjavík. Thực ra thì thực đơn quán của ông Đặng Hùng có rất nhiều món và đọc xong thì hẳn nhiều người ngỡ như đang ở Việt Nam vì có cả cơm rang gà, bún bò Huế...
Chỉ có điều phở vẫn là món được người ta tìm đến nhiều nhất, không chỉ khách Việt, người châu Á mà cả những người Iceland bản xứ cũng thường xuyên đến quán để ăn phở. Và tất nhiên, giá không rẻ như ở Việt Nam vì một tô phở có giá khoảng 1.850kr, tương đương với 15 USD hay hơn 300.000 VNĐ. Giá cao thế cũng phải vì việc mua đồ chế biến ở xứ lạnh như Iceland là khá đắt. Tuy nhiên, dân Iceland có thu nhập bình quân rất cao nên số tiền đó với họ cũng giống như dân Sài Gòn bỏ tiền ăn cơm tấm mỗi sáng. Tại Reykjavík, cũng có cả chợ thực phẩm người Việt với đủ sản phẩm từ Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung.
Khách hàng của chợ không chỉ có người Việt mà cả người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật... Do Reykjavík nhỏ, chỉ có trên 100.000 dân nên sức mua không nhiều và phải gắng mở rộng thị trường. Người Việt tại Iceland còn làm các công việc văn phòng, kinh doanh, học tập... như những nơi khác. Nếu nói về sự khác biệt so với đồng bào ở Mỹ và Canada thì có lẽ là… Đại sứ quán. Iceland và Việt Nam chưa đặt Đại sứ quán nên mọi việc đều phải liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam ở Đan Mạch, mà Đan Mạch thì nằm trong lục địa châu Âu, cách cả ngàn cây số. Tuy nhiên, từ năm 2014, việc thành lập cộng đồng người Việt tại Iceland đã giúp đỡ được đồng bào ở Băng đảo rất nhiều. Ít ra, họ cũng có địa chỉ để cầu cứu mỗi khi gặp vấn đề cần liên lạc đến Đại sứ quán hay các cơ quan chức năng khác. Và một điều quantrọng khác là cộng đồng còn giúp cho bà con người Việt gắn bó, đoàn kết hơn trên mảnh đất lạnh lẽo gần Bắc cực.
Ấmáp nơi băng đảo
Nhiều người tham gia cộng đồng người Việt ở Băng đảo chia sẻ rằng, những Tết gần đây họ không còn cảm thấy cô đơn trên xứ người. Người Việt Nam tại Iceland chỉ vài trăm, tập trung quanh Reykjavík. Khi Tết đến xuân về thì họ lại tụ họp bên nhau để vơi nỗi nhớ quê nhà. Các buổi lễ đón giao thừa thường được tổ chức trong phòng lớn vì thời gian đó ở Iceland, nhiệt độ ngoài trời thường âm đến 20 độ và rất lạnh. Trong phòng đó, cả người Việt và dâu rể là người Iceland quây quần thưởng thức các buổi biểu diễn nghệ thuật cây nhà lá vườn mang đầy âm hưởng quê hương, trình diễn thời trang áo dân tộc...
Chỉ có điều cành mai, cành đào khi ấy toàn là làm bằng giấy vì tại Iceland có bói cũng không ra đào mai xịn. Trẻ con Việt ở Iceland trong những ngày đó cũng được lì xì, ăn bánh chưng, xôi gấc và có thể nói tiếng Việt thoải mái mà không lo lắng điều gì. Nói gì thì nói, nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại ở Iceland dù chỉlà mộtsố nhỏ. Đến Trung thu thì trẻ con Việt Nam lại cùng nhau tập hợp phá cỗ, rước đèn ông sao nhưng thiếu bánh nướng, bánh dẻo vì đó là đồ quá hiếm. Vào mùa hè, khi thời tiết ấm, cộng đồng người Việt Nam cũng có những buổi gặp mặt riêng và ở ngoài trời. Họ cùng nhau nướng thịt, cắm trại, hát hò. Nói chung, cuộc sống của người Việt gần Bắc cực cũng không có gì lạnh lẽo và tẻ nhạt. Đơn giản vì họ không cô đơn khi có đồng bào xung quanh đùm bọc lẫn nhau.
Thảo Anh / Duyên dáng Việt Nam