Giác quan thứ 6 và những linh cảm kỳ lạ

Kiến thức - Học thuật - Ngày đăng : 14:44, 10/04/2014

Có người từng thoát chết nhờ linh cảm, dự đoán trước thất bại, còn cún con có thể tìm đường về nhà dù bị phá hủy 3 giác quan...
Con người nhận thức thế giới bằng 5 giác quan: thính giác, khứu giác, thị giác, xúc giác và vị giác. Những sự việc khó tưởng tượng, vượt ra ngoài 5 giác quan được gọi là giác quan thứ 6. Giác quan thứ 6 cho phép con người đón nhận thông tin từ thế giới xung quanh thông qua một kênh đặc biệt, còn gọi là “siêu nhiên”, vượt trội hơn hẳn sức mạnh của 5 giác quan cơ bản.
Giác quan thứ 6 đến nay vẫn còn là bí ẩn đối với con người, nhưng có nhiều chuyện lạ về khả năng đặc biệt này được kể lại.
Chức năng cảm giác kỳ lạ của cún, cá và chim
Tác giả Thẩm Chưởng Vinh có ghi lại trong cuốn sách Con người những điều kỳ diệu những phát hiện đầu tiên về thứ được gọi là giác quan thứ 6 ở động vật. Ví dụ như năm 1812, tại thành phố Milan của Italia có một con cún đi tuần cùng chủ bị lạc. Nơi con chó bị lạc cách thành phố Milan 2.800 km. Một năm sau, con cún bình yên trở về với chủ cũ khiến người ta khó có thể lý giải.
Giac quan thu 6 va nhung linh cam ky la
 
Năm 1931, một nhà khoa học người Đức đã nuôi mấy con cún, rồi phá hủy ba giác quan: khứu giác, thính giác và thị giác của chúng. Sau đó, nhà khoa học này mang những con cún để ở một nơi xa. Thế nhưng cuối cùng, chúng vẫn tìm đuợc đường về nhà. Nhà khoa học người Đức cho rằng, chúng được một giác quan chưa biết dẫn dắt, và ông gọi đó là giác quan thứ 6.
Ở miền Chiết Giang của Trung Quốc có loài cá ngát, hàng năm, chúng thường bơi ra vùng biển sâu để đẻ trứng. Con cá sống ở đó một thời gian rồi kết đàn quay về sống vùng biển quê hương, men theo đường tổ tiên chúng từng đi qua. Ngay cả khi phá hủy hai giác quan là khứu giác và thính giác, loài cá này vẫn không đi sai đường, và người ta cho rằng, chúng có giác quan thứ 6.
Khả năng biết đưa thư của chim bồ câu cũng là một trong những minh chứng đầu tiên về sự tồn tại của giác quan thứ 6. Theo các nhà sinh vật học, trên mình bồ câu có loại tế bào trường, đặc tính của loài tế bào này biết tìm phương hướng theo từ trường tính, do đó làm bồ câu biết đường bay, phân biệt được phương hướng. Người ta cho rằng, chức năng của tế bào trường ở chim bồ câu chính là giác quan thứ 6.
Chuyện thật hay sự trùng hợp ngẫu nhiên
Lịch sử ghi nhận nhiều minh chứng, con người có chức năng cảm giác đặc biệt. Nhà bác học Nga, Mendeleev (1834 - 1907), người phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đã nhìn thấy rõ toàn bộ bảng tuần hoàn hiện ra trước mắt trong giấc mơ và ông chỉ việc ngồi dậy ghi chép lại. Tất nhiên, ông cũng phải nghiên cứu về định luật này hàng chục năm trước khi có giấc mơ đó.
Giac quan thu 6 va nhung linh cam ky la
 Trong giấc mơ, bảng tuần hoàn hóa học đã hiện rõ ra trước mắt nhà bác học Mendeleev.
Nhà thơ người Nga Lermontov (1814 - 1841) cũng từng kể lại câu chuyện khó lý giải khi ông còn là sĩ quan biên phòng ở Kavkaz. Hôm đó, ông đang ngồi đánh bài với lính của mình thì nhìn thấy một người có vẻ mặt khác lạ so với ngày thường, ông bèn nói với người ấy: "Anh phải đề phòng, có lẽ anh sắp bị chết bất đắc kỳ tử. Đêm nay, anh nên ngủ lại ở đồn biên phòng và sáng mai hãy về". Người lính ấy không tin, ra về và dọc đường đã bị một người say rượu đâm chết.
Hay như Napoleon (1769 - 1821) khi đánh vào nước Nga năm 1812 đã linh cảm là sẽ thất bại nhưng ông vẫn cứ tiến hành và kết quả đúng như điều ông linh cảm.
Giac quan thu 6 va nhung linh cam ky la
 Khi đánh vào nước Nga năm 1812, Napoleon đã linh cảm sẽ thất bại nhưng ông vẫn cứ tiến hành
Không những các nhà khoa học, các nhà quân sự mà cả những nhà chính trị cũng có khả năng linh cảm đặc biệt. Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill (1874 - 1965) đã một lần thoát chết trong trận oanh tạc của không quân phát xít Đức, do linh tính mách bảo.
Năm 1944, ông Churchill vừa chuẩn bị rời trận địa tên lửa thì máy bay oanh tạc của Đức ập đến. Người tài xế vội vàng nổ máy cho xe đi. Không hiểu sao, Churchill không chịu vào xe mà vòng chạy ra phía sau. Đúng lúc ấy, một quả bom nổ ngay cạnh cửa xe, làm thành một hố bom lớn, ngay chỗ Churchill vừa đứng. Trong tập hồi ký của ông, Churchill viết: "Dường như có một sức mạnh nội tâm đã mách bảo tôi phải rời ngay chỗ đứng".
Linh tính, chức năng cảm giác kỳ lạ của người, cá, cún, chim... tương đối phức tạp và đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, từ những câu chuyện có thực kể trên có thể khẳng định, khả năng cảm giác kỳ lạ là loại vật chất có nguồn gốc mà không nhận biết được bằng mắt, tai, lưỡi, cơ thể nhưng con người, động vật có thể tiếp thụ tin tức của loài vật chất đó do cơ cấu cơ thể, hệ thần kinh nội tạng truyền liên hệ thần kinh đại não mà nhận biết.
Theo Kienthuc.net

Một Thế Giới