Lý thuyết sắc màu (phần 1)
Kiến thức - Học thuật - Ngày đăng : 06:00, 09/12/2013
Từ nhiều thế kỷ trước, màu sắc đã được phát triển thành những thực thể tượng trưng cho suy nghĩ và tình cảm. Vì thế việc chọn lựa màu sắc trong trang trí nhà cửa là một phần tạo nên sự hoàn thiện cho môi trường sống.
Lý thuyết về màu sắc luôn là đề tài gây nhiều tranh luận giữa các nhà tư vấn và thiết kế nội thất. Một điều mà dường như ai cũng đồng tình đó là mỗi màu đều có ảnh hưởng nhất định tới: tình cảm, mức năng lượng, tinh thần, cũng như cảm xúc của con người.
Ví dụ, màu đỏ kích thích sự hiếu chiến. Màu trắng thái độ trung lập. Màu xanh lá cây ngụ ý sự phát triển ...
Sự phối hợp màu
Chúng ta nên khai thác và kết hợp 2 đến 4 màu một lúc. Trước tiên nên tìm hiểu đầy đủ về các yếu tố Phong Thủy có liên quan đến mình, vì mỗi yếu tố lại gắn với một màu.
Sức mạnh của màu sắc là một công cụ đầy quyền lực. Chúng có thể kích động, nâng cao, phá vỡ hay làm nhiễu loạn mức độ năng lượng (khí). Thỉnh thoảng, không có gì kích thích năng lượng nhiều hơn là một sự thay đổi tổng thể.
Không có một nguyên tắc nào trong việc phối màu?
Nên nhớ luôn luôn có một màu chủ đạo. Những màu khác có thể bổ sung thêm phong cách cho căn phòng, cho thời trang của bạn. Nên nhớ là "sai một li, đi một dặm", vì thế nên biết điều tiết màu sắc cho phù hợp.
Việc pha trộn, kết hợp lý thuyết sắc màu luôn dựa trên thẩm mỹ cá nhân. Mỗi người có cách nhìn nhận về màu sắc theo những cách khác nhau, nhưng kết quả là điều phản ánh thực nhất.
Màu sắc trong cuộc sống hàng ngày thường rơi vào phạm trù màu sắc an toàn hay cổ điển. Các màu xanh lá cây, nâu, đỏ, xanh dương, đen, xám, trắng nói chung vẫn thường gặp nhất. Đấy là những gam màu khiến mọi người có thể nhận ra ngay lập tức và thấy quen thuộc, thân thiện.
Ngược lại, những màu sắc cực đoan hay thái quá là những "kẻ mang tới nguy cơ". Việc sử dụng màu sắc trong ngôi nhà thường phản ánh đúng nhất cá tính của chủ nhân. Tuy vậy, những màu sắc cực đoan có thể làm nhiều người không thích. Bí quyết ở đây là hạn chế sử dụng những màu này làm chủ đạo.
Màu sắc phương Tây
Phương Tây có 3 màu gốc: xanh dương, đỏ, vàng (gọi là màu cấp 1). Phối từng cặp ta có thêm 3 màu nữa: lục, cam, tím (gọi là màu cấp 2). Và như thế ta phối lần nữa có 12 màu gọi là cấp 3. Cứ như thế ta có tính phức của hệ màu lên đến 24, 48, 96 ... màu
Phương Tây tạo ra sự hài hòa bằng 2 cách ghép phối màu là tương liên và tương phản.
- Tương liên là sử dụng những màu kế cận nhau, hay là màu đơn sắc tăng giảm quang độ bằng cách thêm vào màu trắng hoặc đen.
- Tương phản sử dụng các màu bổ sung đơn kép xen kẽ
Bộ ba thế giới vật chất & Ngũ sắc phương Đông
Trong thế giới ngũ hành, bộ ba tạo nên thế giới vật chất bao gồm: hình thể, chất liệu, lý thuyết sắc màu. Trong bài này, chúng tôi chỉ nói về màu sắc.
Phương Đông có 5 màu gốc, gọi là ngũ sắc. Thực ra chỉ có 3 màu chủ yếu đó là xanh lục, đỏ, và vàng. Còn hai màu trắng đen chỉ là hiện thân của:
- Ánh sáng và bóng tối
- Thái dương và thái âm
- Mặt trời và mặt trăng
Phương Đông phối màu theo 2 kiểu tương sinh và tương khắc (xem thêm ở đây). Bố trí màu theo nguyên tắc "Sinh thăng - Khắc giáng". Do cơ cấu của một căn nhà bao gồm sàn, tường, mái cho nên:
- Sinh thăng: màu nền sinh màu tường, màu tường sinh màu mái
- Khắc giáng: màu mái hay trần khắc màu tường, màu tường khắc màu nền
Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ nói về cách sử dụng màu tương sinh - tương khắc, đơn sắc, và các lý thuyết sắc màu đại diện cho Ngũ hành.
- Ngũ hành căn bản ứng dụng trong cuộc sống
- Cẩm nang phong thủy cho phòng ngủ
Dịch Linh (tổng hợp)
>> Xem thêm sự kiện Phong Thủy