Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới có lợi về mặt kinh tế
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 15:40, 01/07/2015
Theo Viện Williams của trường UCLA, ước tính nền kinh tế Mỹ có thể sẽ tăng trưởng 2.6 tỷ USD trong 3 năm tới nhờ vào việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Pyle là người sáng lập Tweet The Bride, một dịch vụ đăng ảnh trực tiếp lên Instagram và Twitter trong đám cưới của các khách hàng. Hiện cô đang trông chờ quyết định hợp pháp hóa hôn nhần đồng giới của Tòa án Tối cao Mỹ với hy vọng dịch vụ của mình sẽ phát triển hơn hẳn.
"Chuyện này sẽ ảnh hưởng tốt đến ngành công nghiệp cưới, và sẽ ngày càng có nhiều người kết hôn hơn", Pyle chia sẻ với trang The Huffington Post. "Sẽ có rất nhiều lễ cưới sắp diễn ra. Tôi rất trông chờ điều này".
Công ty của Pyle đã hoạt động được một năm với trụ sở đặt tại Virginia - một trong 37 tiểu bang Mỹ công nhận hôn nhân đồng giới trước cả quyết định của Tòa án Tối Cao. Các khách hàng của cô thường ở những nơi xa hơn cho nên Pyke buộc phải di chuyển đến nhiều vùng đất khác nhau. Thế nhưng đến giờ cô chỉ mới đảm nhận được 1 lễ cưới tại … Đan Mạch. Mặc dù vậy, Pyke hy vọng trong tương lại sẽ có nhiều lễ cưới đồng tính hơn.
Ngoài những ảnh hưởng có thể thấy được trong lĩnh vực tổ chức lễ cưới, hôn nhân đồng giới còn có nhiều ảnh hưởng tích cực đế nền kinh tế nói chung.
Trong 3 năm đầu khi bình đẳng hôn nhân bắt đầu được công nhận, các lễ cưới đồng giới đã mang đến 187.7 triệu USD thuế và 13.058 việc làm. Đây là những số liệu do Viện Williams của trường Luật thuộc Đại học California UCLA cung cấp. Theo đó, nền kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng 2.6 tỷ USD trong vòng 3 năm tới.
New York, tiểu bang đã công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 2011, là nơi nhận được nhiều lợi ích từ các lễ cưới đồng tính nhất. Chỉ trong năm đầu thông qua Đạo luật Bình đẳng Hôn nhân, kinh tế New York đã tăng trưởng hơn 259 triệu USD với 8.200 giấy đăng ký kết hôn cho các đôi đồng tính được chấp nhận và hơn 200.000 du khách từ các nơi đổ về để tham dự các lễ cưới nói trên.
Trong số 13 tiểu bang chưa chấp nhận hôn nhân đồng giới trước phán quyết của Tòa án Tối cao, các công ty dịch vụ nơi đây hiện đang háo hức được phục vụ cho các cặp đôi đồng tính.
Jackie McGrath, chủ tiệm bánh Sweet Treets ở Texas, nơi hôn nhân đồng giới từng bị cấm, nói cọ hoàn toàn "sung sướng" khi nghe được tin.
"Chúng tôi sẽ phục vụ cho một lễ cưới đồng tính vào cuối tuần này. Trước đây, nó sẽ không có ý nghĩa luật pháp, nhưng giờ thì khác rồi", MacGrath nói. "Chúng tôi sẽ làm hết sức để giúp các khách hàng của mình ăn mừng".
Toàn Tăng (Theo Huffington Post)