'Cười ra nước mắt' với vở kịch do phụ huynh có con đồng tính thủ diễn

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 11:58, 29/01/2015

Đầu tháng này, nhiều bậc phụ huynh là thành viên của PFLAG (Hội người thân của cộng đồng LGBT) đã cùng tham dự một khóa tập huấn do trung tâm ICS tổ chức, diễn ra tại thành phố biển Vũng Tàu. Tại đây, họ trở thành những diễn viên 'bất đắc dĩ', cùng dựng lên một vở kịch nhằm tái hiện lại câu chuyện của chính mình. Nhiều bạn thuộc cộng đồng LGBT cho biết đã khóc sau khi xem xong đoạn clip.
"Hội thảo lập chiến lược của hội PFLAG 2015" được xem là một sự kiện mang tính lịch sử của tiến trình vận động xóa bỏ kỳ thị cho cộng đồng LGBT (Đồng tính, song tính & chuyển giới) tại Việt Nam. Rất nhiều bậc phụ huynh có con là người LGBT trên khắp cả nước đã cùng tham dự, thay vì chỉ đến từ các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh...) như những lần trước, ví dụ như Bến Tre, Tiền Giang, Bình Định, Nha Trang, Thanh Hóa, Bình Dương... 
dong tinh
 Chân dung những thành viên của PFLAG
dong tinh
 Nơi diễn ra buổi hội thảo
dong tinh
 
Trong số các bậc phụ huynh lần này có cả những ông bố, đối tượng trong gia đình mà nhiều bạn LGBT cho rằng là khó "công khai" nhất. Họ đã tạm thời gác lại nhịp sống đời thường, cùng đến thành phố biển Vũng Tàu và cam kết tìm ra phương pháp đấu tranh cho cộng đồng LGBT. Tuy rằng phát âm vùng miền không giống nhau nhưng tình yêu mà họ dành cho con cái là như nhau, chính điều này đã khiến cho họ từ những người xa lạ trở thành tri kỉ chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi.
dong tinh
Đặc biệt, trong chương trình tập huấn, chuyên viên có một yêu cầu là những thành viên PFLAG phải dựng một vở kịch nói về ý nghĩa của hội cũng như tìm ra phương pháp phát triển trong tương lai. Ban đầu, một vài người đã từ chối vì cho rằng bản thân không biết diễn kịch. Bà Lê Thị Thi, đến từ Sóc Sơn, vốn là thành viên lớn tuổi nhất (71 tuổi) khá băn khoăn nhưng với sự động viên của ban tổ chức cuối cùng cũng đã đồng ý.


Vở kịch do chính các thành viên của PFLAG thủ diễn
Nhiều người trong cộng đồng LGBT sau khi xem xong đoạn clip đã không khỏi xúc động. 
"Nếu ai không biết sẽ nghĩ đây chỉ đơn thuần là một buổi gặp mặt và giao lưu thông thường của môt nhóm phụ huynh lớn tuổi tại địa phương. Thế nhưng sự thật không phải như vậy", Nguyễn Minh B., một người đồng tính nam, 27 tuổi, chia sẻ. "Sự thật, đó chính là những người bố người mẹ đã từng rất đau khổ khi biết con mình thuộc cộng đồng LGBT. Không phải họ xấu hổ cho bản thân mà là vì lo toan cho nỗi đau khổ mà con mình phải chịu đựng bởi xã hội có thể mang đến. Thế mà giờ đây, họ lại có thể tạm thời bỏ qua những định kiến tàn độc, những băn khoăn của bản thân mà trao đổi với người cùng cảnh ngộ, từ đó cười vui vẻ với nhau như thể đó là chuyện bình thường diễn ra hằng ngày. Tôi cười khi cụ Lê Thị Thi cười nhưng sau đó đã rớt nước mắt. Cám ơn các bố các mẹ nhiều lắm!".
dong tinh
Chị Lê Thị T.. một người đồng tính nữ, cũng đồng ý với ý kiến trên: "Đằng sau những nụ cười của các thành viên PFLAG trong clip, mấy ai có thể hiểu được, họ đã trải qua những gì? Có nằm mơ tôi cũng không ngờ, rằng sẽ có một ngày, các bậc phụ huynh Việt Nam không những có thể đồng cảm mà còn đứng lên đấu tranh cho chúng tôi. Chỉ 5 năm trước thôi, ai dám nghĩ đến một hoàn cảnh như thế này?".
Anh Huỳnh Minh Thảo, giám đốc truyền thông của trung tâm ICS, cho biết: "Bạn nghĩ sao về những bước chân ngàn dặm? Có phải rằng nó có được bởi những người khổng lồ?Những người mẹ người bố này, họ không phải là những siêu nhân. Ngày hôm qua, họ vẫn không hiểu gì về con mình, họ vẫn đau khổ và dằn vặt, vẫn lo lắng cho tương lai của con.
Chuyến đi này, có những người mẹ lần đầu bước lên máy bay. Thậm chí có người chưa từng bước ra khỏi tỉnh nhà. Vậy đâu là lý do để họ vượt hàng ngàn cây số để đến với hội thảo này? Nếu bạn không tự thân vận động từ hôm nay, sẽ chẳng có phép mầu nào xảy ra trong đời bạn".
Một số hình ảnh trong chuyến đi của hội PFLAG tại Vũng Tàu:
dong tinh
 Chuẩn bị lên đường
dong tinh
Các thành viên trò chuyện để làm quen, dù vấp phải khó khăn bởi khác biệt về giọng nói từng vùng miền
dong tinh
 
dong tinh
 
dong tinh
 Hết sức mình để học tập
dong tinh
 
dong tinh
 
dong tinh
 
dong tinh
  Cháy hết mình khi tham gia trò chơi
dong tinh
 Một người bố của PFLAG
dong tinh
 
dong tinh
 Bà Sử đến từ Thanh Hóa
dong tinh
 Sứ mệnh do chính PFLAG phác thảo
dong tinh
 
Sau hội thảo, trung tâm ICS cùng với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam và Quỹ Canada đã tổ chức buổi ra mắt chính thức hội PFLAG tại thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra vào sáng 27.01.2015.
dong tinh
Bà Lê Thị Thi (71 tuổi) quê ở Sóc Sơn, có 4 người con và Xuân Tư là người con út của mẹ, cũng là một người đồng tính nam. Trong một lần hoạt động PFLAG diễn ra ở HN, Tư đã đưa mẹ đến và nhờ được tư vấn riêng, vì bản thân cậu sợ rằng, việc mình là đồng tính sẽ khiến cho mẹ đau lòng, khiến hàng xóm dị nghị và soi mói. Tuy nhiên, bà Thi lại chia sẻ rằng "Tôi chỉ lo con mình không vượt qua được, không sống hạnh phúc, chứ tôi thì bận tâm gì người ngoài". Trong tất cả các buổi gặp của mình, bà Thi luôn ăn vận đậm chất một bà mẹ làng quê Việt Nam, với quần lĩnh, áo the, khăn nhung quấn tóc, bà ăn nói giản dị và chân phương, không màu mè, kiểu cách.

Tại hội thảo lập kế hoạch chiến lược cho PFLAG, bà Thi cũng đã nhiệt tình tham gia các hoạt động. Bà luôn nói lên ý kiến ở góc nhìn một bà mẹ ở vùng quê, rất thiết thực và gần gũi "Tôi nghĩ, các ông bố, bà mẹ ở vùng quê như tôi rất khó để tự đứng ra kêu gọi tổ chức họp mặt, nên các con phải đồng hành cùng chúng tôi, hỗ trợ chúng tôi các khoản chuẩn bị... còn việc chia sẻ, chúng tôi sẽ sẵn sàng đảm nhận. Tôi cũng muốn học thêm những kiến thức căn bản và khoa học, nhưng để thuyết phục các ông bố bà mẹ khác tôi nghĩ phải hơn cả kiến thức khô khan mà con phải đủ sức lay động lòng họ... giúp họ thấy được rằng việc ôn hòa bảo vệ con mình thì có lợi hơn. Và ai đó có kỳ thị chúng nó là vì họ chưa hiểu đúng nên như thế, chứ không phải lỗi do nó!"

Bà Thi vẫn sẽ tiếp tục đồng hành với các hoạt động PFLAG trong thời gian tới.
Mai Thảo

Một Thế Giới