Đức Đạt Lai Lạt Ma: Không có vấn đề gì với hôn nhân đồng giới

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 09:14, 08/03/2014

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu quan điểm của ông về hôn nhân đồng tính, lên án những người kỳ thị và cho rằng tình dục không đáng bị phê phán nếu như có sự đồng thuận giữa cả hai bên.
Duc Dat Lai Lat Ma: Khong co van de gi voi hon nhan dong gioi
 
Vị đại sư Phật giáo chia sẻ quan điểm về vấn đề xã hội nóng bỏng trong chuyến thăm Mỹ của mình, ngài được các nhà lập pháp ở Washington chào đón nhiệt liệt và được mời làm người cầu nguyện trước buổi họp Quốc hội. Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một buổi phỏng vấn đã nói rằng vấn đề hôn nhân đồng tính tùy thuộc vào mỗi chính phủ và suy cho cùng là “chuyện của mỗi người”. 
Duc Dat Lai Lat Ma: Khong co van de gi voi hon nhan dong gioi
Đức Đạt Lai Lạt Ma với Larry King
Đức Lạt Ma trả lời qua một buổi trò chuyện trực tuyến với một đài phát thanh kì cựu và chương trình truyền hình của Larry King: “Nếu hai người, một cặp đôi, thật sự cảm thấy việc kết hôn là thực tế hơn, hài lòng hơn, cả hai đều đồng ý, vậy thì chẳng sao cả”. Dù vậy, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói rằng mọi người vẫn nên tuân theo chủ trương của tôn giáo về vấn đề tính dục. “Nhưng với một người vô thần thì đó là tùy quyết định của họ. Có nhiều loại tình dục khác nhau, miễn là nó an toàn thì không sao, và nếu cả hai đều đồng ý, cũng chẳng sao”, Đức Đạt Lai trả lời bằng tiếng Anh. 
Ngài cũng nói thêm rằng “bạo hành và lạm dụng con người là hoàn toàn sai trái. Những hành động đó vi phạm nhân quyền.” 
Duc Dat Lai Lat Ma: Khong co van de gi voi hon nhan dong gioi
Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng và là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của Phật giáo. Hôn nhân đồng tính đã giành được nhiều sự đồng thuận ở các nước phương Tây và châu Mỹ Latin. Nhưng đến nay vẫn chưa có quốc gia đạo Phật nào hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Mặc dù vậy, một số quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Phật như Nepal, Đài Loan và Việt Nam đã dấy lên những tranh cãi về vấn đề này.
 Đức Đạt Lai Lạt Ma rời quê nhà vào năm 1959 và được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1989 vì những công lao đấu tranh cho tự do của Tây Tạng, “ủng hộ giải pháp hòa bình dựa trên tinh thần khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để bảo vệ lịch sử và tài sản văn hóa của con người”. 
Khánh Phong (Theo South Morning China Post) 

Một Thế Giới