Quân đội Mỹ cho phép người chuyển giới phục vụ công khai

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 17:00, 18/07/2015

Vào thứ 2 vừa qua, Lầu Năm Góc đã chính thức cho phép những quân nhân là người chuyển giới công khai bản dạng giới của mình. Quy định này sẽ được thực thi vào đầu năm tới sau một thời gian dài chờ đợi.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cho biết ông đang điều hành các lực lượng quân đội theo những quy định mới trong vòng 6 tháng tới nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người chuyển giới có thể phục vụ trong quân đội, trừ những tình huống "có khó khăn về các nhu cầu khách quan và thực tiễn".
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng bất kỳ cá nhân nào muốn phục vụ trong quần đội đều có cơ hội bình đẳng và đầy đủ như những người khác, và chúng tôi phải đối xử với họ bằng lòng tôn trọng mà họ xứng đáng có được", Carter phát biểu. Ông gọi những quy định gần đây của quân đội là "lỗi thời" và chúng "tạo ra những bất trắc làm sao lãng binh sĩ khỏi mục tiêu cốt lõi".
Nguoi chuyen gioi trong quan doi, ky thi nguoi chuyen gioi
 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter 
Carter cũng đưa ra một qui định nhằm bảo vệ người chuyển giới khỏi việc bị trục xuất khỏi quân đội trong vòng 6 tháng tới trong khi chờ đợi những quy định mới được ban hành. Nếu có, việc trụt xuất phải được xem xét bởi một nhân viên của Lầu Năm Góc. Đây cũng là động thái từng được sử dụng trong quá trình chờ đợi bãi bỏ lệnh cấm người đồng tính phục vụ trong quân đội 5 năm trước.
Theo tính toán của Williams Institute - một trung tâm thuộc Đại học California, Los Angeles  chuyên nghiên cứu về dân số LGBT, hiện nay có khoảng 15.500 người chuyển giới đang phục vụ trong quân đội nhưng họ buộc phải che dấu thân phận của mình. Nhiều người còn ở trong tình huống khá nhạy cảm, buộc lòng phải thú nhận với bạn bè hay cấp trên biết để thông cảm nhưng lúc nào cũng lo sợ bản thân sẽ bị trục xuất khi gặp phải những người phản đối.
Trong nhiều năm liền, nhiều quan chức quân đội đã khẳng định rằng lệnh cấm trên là cần thiết nhằm bảo vệ quân đội trong một "môi trường khó khăn" vốn không có nhiều điều kiện về y tế. Nhiều người ủng hộ lệnh cấm khác lại cho rằng người chuyển giới có nhiều vấn đề về tâm lý và thường có nguy cơ tự vẫn rất cao.
Tuy nhiên, việc thái độ xã hội đối với người chuyển giới ngày càng có những chuyển biến tích cực đã tạo sức ép lớn lên quân đội cũng như chính quyền Obama trong nhiều năm qua. Đặc biệt là kể từ khi luật Don’t ask, don’t tell được bãi bỏ.
Nguoi chuyen gioi trong quan doi, ky thi nguoi chuyen gioi
 
Nhiều nhóm vận đồng quyền đồng tính đã lên tiếng khen ngợi quyết định này nhưng cũng cho rằng nó đã mất quá nhiều thời gian. Họ cho biết quân đội của nhiều quốc gia như Israel, Canada, Anh và Úc từ lâu đã chào đón thành công các thành viên chuyển giới. Mặc dù vậy, họ dự đoán quá trình thay đổi ở Mỹ cũng sẽ không mấy khó khăn.
"Chuyện này đâu có gì là phức tạp", Allyson Robinsin, một cựu binh Mỹ hiện là giám đốc qui định của SPARTA - một nhóm vận động quyền cho người chuyển giới trong quân đội nói. Tại những quốc gia kể trên, người chuyển giới "đã phục vụ công khai từ lâu và họ đã chứng tỏ rằng các vấn đề về khả năng hay thể chất đều không bắt nguồn từ thực tiễn mà bắt nguồn từ định kiến".
Quá trình xem xét sẽ bao gồm ảnh hưởng đến đội quân trong địa phận hay trên mặt trận. Hiện tại, Bộ Quốc phòng cũng đang xem xét về vấn đề khả năng chiến đấu của phụ nữ trên chiến trận – một vấn đề có thể trở nên rắc rối khi người chuyển giới được thêm vào quân đội.
Nhiều thành viên trong Quốc hội nói rằng họ muốn Lầu Năm Góc phải xem xét thật cẩn trọng mọi việc trong 6 tháng tới, đặc biệt là trong những vấn đề rắc rối như vai trò, cũng như các mặt trận nào mà người chuyển giới có thể đảm nhận.
"Đó phải là một đánh giá trung thực, chứ không phải kiểu Chúng tôi xem qua rồi và sẽ không có vấn đề gì đâu ", một thượng nghị sĩ nói.
Nguoi chuyen gioi trong quan doi, ky thi nguoi chuyen gioi
Quyết định này cũng gặp không ít phản đối từ nhiều nhóm cho rằng chính quyền Obama đang đi lệch hướng khỏi những điều cần được ưu tiên hơn. "Đây phải là thời điểm mà chúng ta nên để quân đội tập trung vào nhiệm vụ chính – bảo vệ đất nước khỏi những kẻ thù", Jerry Boykin, một tướng Mỹ đã về hưu và hiện đang là Phó chủ tịch của Hội đồng Nghiên cứu Gia đình nói.
Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Adam Smith của Washington lại chào đón quyết định này và cho rằng việc cho phép người chuyển giới phục vụ trong quân đội không chỉ không có hại mà còn có ảnh hưởng tốt đến lực lượng nói chung. "Đã qua thời gian chúng ta cần phải làm rõ rằng bản dạng giới của một người không hề ảnh hưởng đến khả năng phục vụ của người đó", ông nói.
Theo Aaron Belkin, chủ tịch của tổ chức vận đồng quyền đồng tính Palm Center, lệnh cấm các thành viên có vấn đề giới tính phục vụ trong quân đội bắt đầu từ những năm 60. Đến những năm 80, quân đội càng áp dụng chặt chẽ các lý thuyết về y học hơn nữa nằm cản ngăn người chuyển giới trong quân đội.
Trong nhiều năm qua, các nhóm vận đồng quyền đã đưa ra nhiều nghiên cứu và lý luận y khoa nhằm chứng tỏ người chuyển giới hoàn toàn có khả năng phục vụ trong quân đội. Trong số đó là một nghiên cứu được thực hiện vào năm trước bởi cựu quân y Joycelyn Elders. "Hoàn toàn chẳng có lý luận y khoa nào ủng hộ lệnh cấm cả", nghiên cứu này khẳng định.
Trong những tháng gần đây, đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cho rằng quân đội đang cố gắng đưa ra những thay đổi mới. Các lực lượng bộ binh, hải quân và không quân thay phiên nhau đưa ra những qui định nhằm bảo vệ người chuyển giới khỏi bị trục xuất. Ngay sau khi nhậm chức vào đầu năm nay, Carter cũng lê tiếng bảo rằng ông rất "thoải mái" với vấn đề người chuyển giới.
Bên cạnh đó, vào tháng trước, một không binh cấp cao của Mỹ đã đến dự buổi lễ tự hào đồng tính tại Nhà trắng trong bộ đồng phục phù hợp với bản dạng giới của mình. Nhiều nhóm vận động quyền gọi đây là một bước tiến của lực lượng Không quân Mỹ.
Việc thay đổi qui định này được thông báo vào thứ 2 và được đưa tin bởi Associated  Press, hai tuần sau khi Tòa án Tối Cao Mỹ hợp  pháp hóa hôn nhân bình đẳng.
Nguoi chuyen gioi trong quan doi, ky thi nguoi chuyen gioi
Jacob Eleazer 
Một đội trưởng tên Jacob Eleazer, khi gia nhập quân đội là phụ nữ nhưng giờ là nam giới đã chào đón tin tức này với sự nhẹ nhõm. Trong nhiều năm liền, anh đã gặp không ít khó khăn với vấn đề bản dạng giới và trách nhiệm đội trưởng của mình, thậm chí có những lúc anh nghĩ mình sẽ bị trục xuất. Gần đây, anh từng bị khiển trách vì để cấp dưới gọi mình là "ngài". Anh hy vọng quyết định này sẽ được đảm bảo và anh có thể phục vụ trong quân đội lâu hơn dự định củamình.
"Trên tất cả mọi thứ, điều này có nghĩa là tôi sẽ có cơ hội tạo nên một sự nghiệp tôi chưa từng nghĩ mình có thể có", Eleazer nói. "Đây quả là tin tốt".
Toàn Tăng (Theo Washington Post)

Một Thế Giới