Đau lòng với câu chuyện của thái tử Thừa Càn và cận vệ Xứng Tâm
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 15:00, 15/01/2015
Khán giả theo dõi Võ Mị Nương truyền kỳ (Võ Tắc Thiên 2014) từ những ngày đầu tiên hẳn sẽ có ấn tượng với một cặp đôi nam - nam trong phim. Đó chính là chuyện tình cảm đầy bi đát của thái tử Thừa Càn và cận vệ Xứng Tâm trong cung cấm.
Theo như lịch sử Trung Hoa và tích truyện của Võ Tắc Thiên 2014, Lý Thừa Càn là con trai trưởng của Đường Thái Tông Lý Thế Dân với trưởng tôn hoàng hậu Văn Đức. Lý Thừa Càn còn có 2 người huynh đệ ruột thịt cùng mẹ khác là Ngụy vương Lý Thái và Tấn vương Lý Trị. Thái tử Lý Thừa Càn sinh thời đã có vợ và 3 người con.
Cận vệ Xứng Tâm của thái tử Thừa Càn |
Tuy Thái tử phi một mực yêu thương Thái tử, nhưng lại không hiểu được lòng dạ của chồng. Dù ngày đêm “đầu ấp tay gối”, Lý Thừa Càn luôn lạnh nhạt với vợ,chẳng muốn hỏi han, chuyện trò. Khi được vợ hỏi nguyên nhân lạnh nhạt, không muốn tâm sự, trút nỗi ưu tư chuyện quần thần với mình, Thừa Càn đáp rằng: “Tri kỷ là tâm linh tương thông. Nói ra hết âu đâu còn ý nghĩa?”
Thái tử phi luôn ghen tỵ với Xứng Tâm và khuyên chàng từ bỏ bên cạnh thái tử |
“Tri kỷ” ở đây của thái tử ý chỉ chàng cận vệ điển trai Xứng Tâm, người luôn túc trực bên cạnh, bảo vệ, hầu hạ và bầu bạn với thái tử. Theo như tích truyện trong Võ Tắc Thiên 2014, Xứng Tâm là một hầu nam được thái tử mua về ở chợ với giá chỉ 10 lượng. Đội ơn cứu giúp của thái tử, Xứng Tâm ngày đêm rèn luyện võ nghệ, luôn theo sát và bảo vệ an toàn cho chủ nhân. Trong một lần Thừa Càn gặp nạn, Xứng Tâm vì liều mình bảo vệ mà đã mang không ít thương tích trên lưng, thái tử Thừa Càn vì thế cảm kích mà luôn coi trọng chàng hơn cả ái thê của mình.
Nét điển trai và uy nghiêm của thái từ Thừa Càn |
Cận cảnh vẻ điển trai của Xứng Tâm |
Xứng Tâm luôn bên cạnh thái tử như hình với bóng |
Cùng với thái tử tỷ võ, luyện kiếm |
Khi Đại Đường xuất hiện lời tiên tri “Nữ chủ Võ thị, tam triều diệt vong”, thế lực công kích nhằm vào Võ Mị Nương không thành bèn quay sang chĩa mũi nhọn vào phía thái tử. Nịnh thần xàm tấu, buông lời gièm pha rằng thái tử thất đức, ngày đêm chỉ biết gần gũi “sủng nam” (tức Xứng Tâm), không màn triều chính, không quản vợ con. Hoàng đế Lý Thế Dân vì thế đem lòng tức giận, hạ chỉ buộc thái tử phải đích thân xuống tay với tri kỷ của mình.
Những khoảnh khắc thái tử và Xứng Tâm vui vẻ cùng nhau |
...Cùng nhau luyện tiễn pháp |
Xứng Tâm luôn nguyện chết vì chủ, hy sinh thân mình bảo vệ thái tử |
Xứng Tâm được thái tử sủng ái, cho ngồi kiệu cùng mình |
Thừa Càn trong lòng đau khổ, bản thân không nỡ xuống tay với Xứng Tâm bèn bày kế qua mắt phụ hoàng, giấu Xứng Tâm vào trong rừng sâu rồi âm thầm tìm một thủ cấp khác thay thế. Tưởng kế viên mãn, Thừa Càn thi thoảng lại lén đến thăm Xứng Tâm trong khu rừng hoang, ngày đêm đối ẩm và hứa hẹn sau khi đăng cơ sẽ rước anh về cung.
Thái tử đã từng có ý định nghe lệnh phụ hoàng... |
...Giương cung bắn chết Xứng Tâm... |
...Nhưng nhìn thấy nụ cười này... |
...Người hoàn toàn không thể và bỏ cuộc... |
Lần thứ 2 đoán được ý chủ, Xứng Tâm cam tâm tình nguyện chết... |
Thái tử rất đau lòng |
Tay muốn rút gươm ra... |
...Mà lòng không đặng với vẻ mặt đầy đau khổ |
Cuồi cùng thái tử cũng làm trái ý vua, mang Xứng Tâm giấu vào rừng sâu |
Và thỉnh thoảng lại phi ngựa một mình đến thăm tri kỷ |
...Cùng đối tửu chuyện trò vui vẻ |
Trong ngôi nhà tranh ở rừng sâu |
Tuy nhiên cả 2 cũng không thoát khỏi những lo ưu phiền muộn |
Đau lòng khôn xiết trước cái chết của người tri kỷ, Thừa Càn mất hết lý trí, liều mạng với vua cha. Tuy nhiên, ám toán không thành, Thừa Càn bị giải về Đông Cung chờ ngày phế quyết. Cũng chính cái chết của Xứng Tâm đã khiến cho thái tử Thừa Càn tức giận, quyết định tạo phản, buộc phụ hoàng nhường ngôi để mau được sống theo ý mình.
Sự việc bị Lý Thái Dân phát hiện |
Vị vua tàn nhẫn đã thẳng tay chém chết Xứng Tâm trước sự chứng kiến của Thừa Càn |
Nguyên nhân tình cảm sâu sắc của thái tử Thừa Càn dành cho Xứng Tâm được cho là bắt nguồn từ mối quan hệ hơn 10 năm trước của thái tử với người huynh đệ Thừa Huấn, con trai của Lý Kiến Thành (anh trai của Lý Thế Dân). Năm 626, cuộc tranh giành quyền lực giữa Lý Thế Dân với hai người anh em của mình là Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát diễn ra khốc liệt, đỉnh cao là Binh biến Huyền Vũ môn, sự kiện Thế Dân phục kích và giết chết cả hai tại cửa Huyền Vũ, thành Trường An. Lý Thế Dân sau đó cũng mang con trai của Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát giết hết để trừ hậu họa.
Thừa Càn sau khi mất đi người huynh đệ mình hết mực thương yêu là Thừa Huấn, khi gặp được Xứng Tâm với ngoại hình hao hao như một đã đem lòng cảm mến và luôn giữ lại bên mình. Trong Võ Tắc Thiên 2014, hình tượng thái tử Thừa Càn được xây dựng dũng mãnh, uy phong, trọng tình trọng nghĩa và rất mực si tình.
Thái tử vô cùng đau lòng... |
Ánh mắt đau khổ tột độ... |
Thậm chí muốn liều chết với vua cha vì người mình yêu |
Sử chép Lý Thừa Càn thời Đường vốn không chịu học hành, chỉ thích sống lêu lổng, dựng lều trong vườn cấm, cùng với một bọn lưu manh cướp bóc dân chúng đem về nhậu nhẹt, hát những bài hát Hồ. Tuy nhiên chi tiết này trong phim lại được dựng thành một màn kịch của chính thái tử bày ra để qua mắt sư phụ Ngụy Chinh và phụ hoàng của mình nhằm chuẩn bị cho âm mưu tạo phản.
Ngoài ra, cũng có điển tích ghi chép lại mối tình đồng tình của Lý Thừa Càn với Xứng Tâm nhưng cũng có phần khác biệt. Theo đó, thái tử là người phong lưu, đa tài và ham chơi, sinh thời ông thường bày nhiều trò trong cung, lại ngạo mạn nên không mấy ai ưa ông. Lúc bấy giờ tại Nhạc cung có 1 nhạc đồng tuổi còn nhỏ mà rất khôi ngô tuấn tú, mỹ miều như nữ nhân đang thì, tên là Xứng Tâm (có sách chép là Xương Tông), cậu múa hay, hát giỏi khiến Thái tử ngày đêm si mê, không tài nào dứt được, mỗi đêm đều cho ngủ cùng.
Có mỹ nhân bên cạnh, Lý Thừa Càn càng lúc càng dịu tính hơn, nhưng tiếc là ông là cái gai trong mắt những vị hoàng tử khác. Có kẻ đem tâu chuyện này lên Hoàng đế, nhà vua nổi giận, cho người điều tra về Xứng Tâm, kẻ xấu nhân đó moi móc việc trước kia Thái tử kiêu ngạo như thế nào. Hoàng đế cho người bắt Xứng Tâm đem giết, Thái tử vì không cứu được người yêu nên đâm ra oán hận cha mình, từ đó giấu mình trong cung cấm, xây đền thờ Xứng Tâm và cho họa tranh mỹ nhân mang theo bên mình. Sau này, bị kẻ gian xàm tấu, Lý Thừa Càn bị trút ngôi thái tử, đuổi làm thường dân, ngài chết vì bệnh vào năm 27 tuổi. Lịch sử lại có thêm 1 câu chuyện tình ảm đạm.
Tương truyền điển tích đồng tính của các hoàng đế Trung Hoa không chỉ có một mình Lý Thừa Càng. Nổi tiếng nhất trong số đó phải kể đến: Vệ Linh Công và mối tình “chia đào”, Ngụy Vương mê Long Dương Quân, Hán Văn Đế sủng ái Đặng Thông, Hán Ai Đế cắt áo vì người yêu, Càn Long sủng ái Hòa Thân…Mời quý độc giả tìm hiểu thêm qua bài viết:
>> Chuyện đồng tính của hoàng đế Trung Hoa
>> Những hoàng đế đồng tính trong lịch sử Trung Hoa
Liêu Nguyên