Vì sao WB đột ngột hạ tăng trưởng kinh tế Việt Nam xuống 6,2% năm 2016?

Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 12:44, 11/04/2016

Tại buổi họp báo Cập nhật Kinh tế Đông Á Thái Bình Dương được Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức sáng nay 11.4, chuyên gia Kinh tế trưởng của World Bank tại Việt Nam Sandeep Mahajan khẳng định, năm nay, WB sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam xuống còn 6,2%.

Lý giải về việchạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam một cách đột ngột, chuyên gia kinh tế Sandeep Mahajan đã có nhiều chia sẻ.Mở đầu bài phát biểu, chuyên gia kinh tế Sandeep Mahajanvẫn khẳng địnhViệt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt trong bối cảnh các nền kinh tế khác trong khu vực đang có xu hướng giảm tốc.

Tuy nhiên, dù vẫn được đánh giá là tăng trưởng tốt trong khu vực nhưng Việt Nam vẫn còn đối mặt với những khó khăn và thách thức mà WB cho là đã khiến tổ chức này phải đi đến quyết định hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay xuống 6,2%.

Ảnh: Tuyết Nhung

Theo chuyên gia kinh tế Sandeep, tình trạng xâm nhập mặn tại Việt Nam đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc phát triểnnông, thủy sản, lúa, gạo… dẫn đến tăng trưởng âm lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, trong quý I vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt 4%.

“Không chỉ WB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay mà chính Chính phủ Việt Nam cũng đã hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay”,ông Sandeep nói.

Một nguyên nhân khác cũng được WB đánh giá là tác động lớn tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay, đó là tăng trưởng xuất khẩu suy giảm. Ông Sandeep chỉ ra trong quý vừa qua, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đã suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến GDP trong quý I/2016. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam vẫn được đánh giá ở mức cao.

Với Việt Nam, mức nợ công không chỉ gia tăng mà tỷ lệ nợ ở trong nước cũng tạo áp lực lớn trong ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, ông Sandeep cho rằng vẫnkhông hề quan ngại về mức nợ của Việt Nam và đánh giá mức nợ trênvẫn ở tình trạng bền vững dù yếu tố này cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay.

“Để kiểm soát tốt được tỷ lệ nợ công, Chính phủ Việt Nam cần phải nỗ lực đưa ra những chính sách tái cơ cấu, thiết lập làm sao cho ngân sách của quốc gia không bị thâm hụt. Đặc biệt, Việt Nam vừa có hệ thống Chính phủ mới, tôi đã có cơ hội làm việc với những nhân sự mới này, tôi thấy rằng họ hoàn toàn có thể hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của kinh tế Việt Nam.Vì vậy, tôi hy vọngViệt Nam với một hệ thống Chính phủ mới có thể đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên, vượt qua những khó khăn và thách thức hiện nay và trở thành một nhân tố sáng trong khu vực”, chuyên gia Sandeep bày tỏ.

Tuyết Nhung

tuyetnhung