Hàng thực phẩm xuất qua Mỹ-để vượt qua hàng rào kỹ thuật
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 11:07, 12/04/2016
Tại hội thảo “Cơ hội xuất khẩu sang Mỹ và những yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, dược phẩm đối với hàng nhập khẩu” diễn ra chiều 11.4 tại Hà Nội, câu hỏi: “Vì sao các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hay bị giữ lại và trả về?” là vấn đề được các doanh nghiệp và báo giới Việt Nam quan tâm nhiều nhất.
Giải đáp thắc mắc này của nhiều doanh nghiệp Việt, ông David Lennarz - Nguyênchuyên gia kỹ thuật Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA),cho biết, nguyên nhân khiến nhiều mặt hàng thực phẩm Việt Nam xuất sang Mỹ bị trả về là do ghi nhãn mác không chính xác, các thành phần không được phê duyệt hoặcnhiều doanh nghiệp sao chép một nhãn sai khác, chỉ tuân thủ đúng một phần quy định….
“Ví dụ yêu cầu đối với thực phẩm đóng hộpcó axit thấp thì phải qua quy trình xử lý nhiệt, thường được sản xuất trong hộp, chai, lọ. Với sản phẩm này cũng phải đăng ký quy trình cho mỗi sản phẩm, phải có cơ sở thực phẩm đóng hộp và nhân tố quan trọng là pH và độ thủy hoạt”, ông David Lennarz minh họa.
Chuyên gia David cũng cho biết, theo quy định hiện hành của FDA, các cơ sở thực hiện sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu trữ thực phẩm phải đăng kí với FDA. Theo số lượng đăng kí cơ sở thực phẩm hiện nay, Việt Nam đang có 1.536 cơ sở, Thái Lan là 1.530, Trung Quốc có 26.743 cơ sở.
Có mặt tại hội thảo, ông Đỗ Kim LangPhó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhận định, dù thủy sản, nông sản, thực phẩm làmột trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mỹ nhưng nhóm các mặt hàng này vẫn đạt mức tăng trưởng âm năm 2015 do những rào cản khó khăn từ phía Mỹ.“Phía doanh nghiệp Việt Namvẫn chưa nắm chắc những thủ tục, quy định về việctuân thủ các luật lệ vềan toàn thực phẩm vào thị trường Mỹ. Do đó, doanh nghiệpphải biết khắc phục nhanh chóng những điều này để có thể tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ”, ông Lang cho hay.
Nhiều chuyên gia có mặt tại hội thảo khuyến cáo doanh nghiệp Việt khi ký hợp đồng với đối tác Mỹ thìnên ký hợp đồng ngắn hạn, đảm bảo hợp đồng có thể tái ký kết và được sửa đổi điều khoản; xác định chọn luật nào, trọng tài nào để xử lý trong trường hợp có tranh chấp.
Theo Bộ Công Thương, kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ (BTA) chính thức có hiệu lực cuối năm 2001, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng liên tục,từ 452 triệu USD năm 1995lên tới 1,51 tỉ USD năm 2001 và đạt 37,9 tỉ USD năm 2015.Năm 2015, Việt Nam đứng thứ 19 trong số các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ.
Vì thế, các chuyên gia đã thúc giục doanh nghiệp Việt hãy nắm lấy cơ hội về quan hệ thương mại tăng mạnh giữa hai nước hiện nay để tăng trưởng xuất khẩu một cách an toàn và bền vững.
Tuyết Nhung