Một người tử tế đã ra đi

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 17:52, 12/04/2016

Sáng 12.4, rất nhiều họ hàng, bạn bè, doanh nhân, người dân… đã đến tiễn đưa doanh nhân Phạm Văn Bên (67 tuổi, Giám đốc DNTN Cỏ May) về nơi an nghỉ cuối cùng tại xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Trong cuốn sổ tang, ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp viết: “Cả cuộc đời làm doanh nhân của mình, tôi đoán rằng anh Bên không có thời gian nhiều để học bài bản các khóa kinh tế, tiếp cận các lý thuyết quản trị, kinh doanh này nọ.

Anh chỉ làm và làm tốt bằng sự tinh tế, nhạy bén của mình, bằng sự thấu cảm của mình. Nhìn anh ngồi xếp bằng hỏi han từng người công nhân, rồi chăm chút cho đời sống mọi người bằng những quyển sổ tiết kiệm, quỹ học bổng, hỗ trợ cất nhà, xây ký túc xá miễn phí... mới thấy anh đối nhânxử thế như thế nào.

Anh đối đãi với cộng sự, với những người giúp việc, lao công, bốc xếp của mình như những người thân, những ân nhân đã giúp anh vượt bao sóng gió thương trường. Anh đã thực hiện đúng câu của ông bà mình dạy “của cho không bằng cách cho”.

Nhắc đến ông Bên, nhiều người thườnggọi ông là người tử tế. Càng tử tế, khi ông dám bỏ ra hơn 37 tỉđồng để xây dựng ký túc xámiễn phí cho sinh viên. Cụ thể, cuối năm 2015, ông Bên phối hợp cùng Trường đại học Nông lâm TP.HCM khởi công xây dựng ký túc xá với quymô 54 phòng, tạo chỗ ở cho hơn430sinh viên, ngay tại khuôn viên của trường.

Những sinh viên có hoàn cảnh nghèo khó, học giỏi, trên mọi miền đất nước sẽ có điều kiệnvào ở ký túc xá này. Ký túc xá của ông Bên miễn phí 100% về chỗ ở; đồng thời lo luôn chuyện ăn uống, đi lại, sách vở, học hành… cho toàn bộ sinh viên trong 5 năm học đại học.

Do vậy, ngoài số tiền bỏ ra xây ký túc xá, hằng năm ông phải chi thêm 15 tỉđồng để cấp học bổng, đào tạo thêm cho các em các khóa về kỹ năng sống. Hằng tháng, tự tay ông đến ngân hàng chuyển tiền học bổng cho các em, đích thân nhắn tin báo đã gửi tiền…

Ký túc xá do ông Bên đầu tư xây dựng sẽmiễn phí cho sinh viên

Sinh thời, ông Bêntừng kể: “Giữa năm 2013, khi lên TP.HCM bàn công việc, tôi thấy nhiều sinh viên vất vả thuê nhà trọ. Tối về khách sạn nghỉ, trong đầu cứ miên man hoài, rồi nhớ cái thời bao cấp, bản thân mình nghèo khó phải nương nhờ cô nhi viện để học. Tại sao không xây ký túc xá miễn phí cho sinh viên có nơi ở ổn định để chuyên tâm học hành?”.

Ông gọi điện cho bạn bè quen ở các trường đại học trình bày ý tưởng “tư nhân đầu tư 100% vốn xây ký túc xá miễn phí cho sinh viên, trong khuôn viên của trường”. Nghe xong, nhiều trường không dám nhận lời, bởi xưa nay chỉ có nhà nước xây ký túc xá, chứ tư nhân chưa ai làm.

Trong lúc bối rối thì một người quen giới thiệu ông gặp PGS-TS Phạm Văn Hiền, Hiệu phó Trường đại học Nông Lâm TP.HCM. Sau đó, trường cử đoàn đến DNTN của ông khảo sát, và dự án mới hình thành…

“Tôi có dãy resort ở Phú Quốc và đang mở rộng thêm, nên doanh thu từ đây đã đủ lo 15 tỉđồng/năm cho sinh viên ăn học; chưa kể doanh thu 1.200-1.400 tỉđồng của Cỏ May từ các nhà máy khác. Vì vậy, Cỏ May đủ lực làm ký túc xá miễn phí dài hạn”, ông Bên từng khẳng định và làm được.

Năm 2004, dù phát hiện mình bị bệnh gan rất nặng, nhưng ông Bên vẫn dồn hết tâm sức vào việc đầu tư cho dự án mới để thử sức mình trong ngành kinh doanh, thay vì chỉ chú tâm kinh doanh gạo và sản xuất xà phòng như trước giờ.

Sau khi thuê được đất ở Khu công nghiệp Sa Đéc, ông Bên chạy đi mua máy móc để xây nhà máy chế biến thức ăn cá tra công suất 3 tấn/giờ, ước tính chi phí ban đầu hơn 15 tỉđồng. Và với tâm huyết của ông, Cỏ May đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu ở ĐBSCL.

Ông kinh doanh bằng chữ tín, không lọc lừa ai. Bằng chứng là uy tín của ông rất lớn. Khi xây xong nhà máy, hết tiền, ông đi mua thiếu nguyên liệu, vậy mà người ta vẫn bán chịu choào ào. Và ông trả nợ đâu đó đúng hạn.

Với công nhân và cộng sự, ông coi họ như con cháu của mình. Nghe con cái họ bệnh, ông cho người đến tận nhà gửi tiền hỗ trợ. Không cần phải làm đơn… xin. Ngày ông mất (7.4), nhiều công nhân đau đớn ngã khuỵu…

Rất đôngngười đến tiễn biệt ông Bên

Trước khi mất 3 ngày, ông ký công văn cuối cùng đóng dấu Cỏ May, lập ban tang lễ cho chính mình. Ông ghi rõkhông tổ chức kèntrống gây ồn ào và phiền lòng hàng xóm, bởi khi qua đời rồi có làm to tátđến mấy cũng được gì đâu, chưa kể tốn kém.

Ông nói rằngthà dành tiền đó để lo cho những hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật, học sinh, sinh viên khó khăn cần tiền đến trường… sẽ thiết thực và ý nghĩa hơn. Chết rồi, trở về cát bụi, mọi thứ hư không… Ông dặn, không được nhận tiền phúng điếu của ai, nhận cứ như mang nợ mà thôi, rồi sẽ phải trả…

Ông Bênqua đời, nhưng ký túc xá miễn phí cho sinh viên nghèo còn đó. Ông không còn nữa, nhưng 15 tỉđồng hỗ trợ cho sinh viên hằng tháng, con trai ông sẽ thay cha lo chu toàn, theo lời dặn dò của ông trước lúc lâm chung.

Ông đã an nghỉ. Nhưng cái sự tử tế của ông vẫn được nhiều người nhắc đến… Sáng 12.4, nhiều người không hề quen biết ông trước giờ, nhưng nghe những chuyện ông làm cho đời, lặng lẽ đến tiễn đưa ông.

Nguyễn Hồ

Một Thế Giới