Đức ngỏ ý muốn Bỉ đóng cửa 2 lò phản ứng hạt nhân

Quốc tế - Ngày đăng : 19:49, 20/04/2016

Đức đã ngỏ ý nhờ Bỉ tạm thời dừng hoạt động hai lò phản ứng hạt nhân của nước này để tránh các nguy cơ có thể xảy ra.

Bộ trưởng Môi trường Đức - Barbara Hendricks ngày 20.4nói bà đã ngỏ ý với Bỉ về việc dừng hoạt động của hai lò phản ứng hạt nhân Tihange 2 và Doel 3, sau khi Ủy ban An toàn lò phản ứng của Đức nóihọ không thể xác nhận các lò phản ứng trên có thể an toàn trong các tình huống nguy hiểm.

Lõi của lò phản ứng Doel 3 và Tihange 2 là đều đã 33 năm tuổi và được xây bởi công ty Hà Lan Rotterdamsche Droogdok Maatschapi, công ty đãxây nhiều nhà máy điện khác.

Hai lò phản ứng, mỗi năm tạo ra khoảng 1 tỉ kWh điện đã bị tạm đóng cửa hai lần vào năm 2012 và năm 2014, sau khi thanh tra công bố phát hiện các vết nứt nhỏ trong bể chứa lõi của hai nhà máy này.Tháng 11.2015, Bỉ cho phép hai lò phản ứng này tái hoạt động sau khi xác nhận rằng các vết nứt trong bể phản ứng không ảnh hưởng tới an toàn của nhà máy.

"Tôi nghĩ rằng các nhà máy điện này nên ngừng hoạt động ít nhất là cho đến khi việc điều tra thêm hoàn tất. Tôi đã yêu cầu chính phủ Bỉ thực hiện công việc này", bà Hendricks tuyên bố.

Bà nói thêm Đức đã gửi tín hiệu mạnh mẽ tới Bỉ để cho thấy mối quan tâm của các nước đối với nguy cơ an toàn từ nước láng giềng của mình.

Đáp lại, Cơ quan điều phối hạt nhân Bỉbày tỏ ngạc nhiên trước nhận định của Bộ trưởng Đức, khi khẳng định trong một tuyên bố rằng họ đã giải thích vấn đề với các lò phản ứng hạt nhân của mình trong một cuộc họp của các chuyên gia quốc tế."Các lò phản ứng hạt nhân tại Doel 3 và Tihange 2 đang trong trạng thái an toàn cao nhất", cơ quan điều phối hạt nhân Bỉ khẳng định.

Động thái của Bộ trưởng Môi trường Đức về 2 lò phản ứng của Bỉ là hành động mới nhất nhằm thể hiện sự lo lắng của người dân Đức đối với nguy cơ từ nhà máy điện hạt nhân của Bỉ.

Tuần trước, tiểu bangBắc Rhine-Westphalia nói rằng họ sẽ đâm đơn kiện cùng với thành phố Aachen chống lại lò phản ứng Tihange 2 , lò này chỉ cách thành phố của Đức 65 km.

Thiên Hà (theo Reuters)
Ảnh: nhà máy điện hạt nhân Tihange của Bỉ

Hà Ngọc Bách