Sài Gòn nơi đất lành chim đậu
Văn hóa - Ngày đăng : 06:00, 26/04/2016
Nhà thơ nhà báo Phan Hoàng sinh ra và lớn lên ở Tuy Hòa, Phú Yên nhưng mảnhđất Sài Gòn là nơi anh gắn bó từ những năm năm tháng theo học tại Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, nay là Khoa Văn học - ngôn ngữ Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.Sài Gòn cũng đã nuôi lớn dưỡng những ước mơ và khát vọng tạo nên một tên tuổi Phan Hoàng của ngày hôm nay. Sài Gòn quen thuộc yêu thương đầy cảm xúctrong nội tạinhà báo nhà thơ Phan Hoàng đến từng tô mỳ gõ, ly cà phê vĩa hè, và cả những con hẻm quanh co chằng chịt đến những đại lộ hào nhoáng nơi indấu chân anh vẫn lặng lẽ đi và viết.
Từng làm phóng viên - biên tập viên tạp chíKiến Thức Ngày Nay,Chủ biên tờĐương Thời(trước đây làNgười Đương Thời) cho đến Uỷ viên Ban Chấp hành - Trưởng ban Nhà văn trẻ kiêm phụ trách báo chí - truyền thông Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khoá VI (2010-2015), và hiện nay là Phó Chủ tịch - Thường trực Hội kiêm Chủ tịch Hội đồng Thơ - Hội Nhà văn TP.HCM khoá VII (2015-2020).
Với những những điều vừa nói trên thì Sài Gòn quả thật là nơi đất lành chim đậu đối với nhà thơ nhà báo Phan Hoàng. Có lẽ những điều đó đa thôi thúc anh hoàn thành cuốn sách với tựa đề Sài Gòn đất lành chim đậu như một sự khẳng định rằng anh đã dành những tình cảm rất đặc biệt cho thành phố này.
Dưới dạng ký sự chân dung nhân vật, Phan Hoàng đã chọn 18 con người đã từng gắn bó, trưởng thành và những cống hiến của họ cho sự phát triển của thành phố trên nhiều lãnh vực.Nhân vật của Phan Hoàng là những nhà chính trị, tướng lĩnh, nhà khoa học, nghệ sĩ như: : Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Trà, Sơn Nam, Cao Xuân Hạo, Tô Ký, Nguyên Hùng, Dã Lan - Nguyễn Đức Dụ, Trần Văn Danh, Kiên Giang - Hà Huy Hà, Họa sĩ Chóe, Út Trà Ôn, Lư Hòa Nghĩa, Phan Khắc Hy, Huệ Thiên - An Chi, Mỹ Chi, Lâm Xuân Thi, Quỳnh Hợp, Vũ Việt Dũng…
Dưới ngòi bút của Phan Hoàng, mỗi nhân vật được anh khắc họa một cách tỉ mỹ đầy chăm chút và có trách nhiệm với chính trang viết với nhân vật với lịch sử và với độc giả của mình. Bạn đọc sẽ bắt gặp những chi tiết bất ngờ, những góc khuất của nhân vật mà bấy lâu nay ít người biết đến.
Sài Gòn đất lành chim đậucủa Phan Hoàng độc đáo ở chỗ anh không đưa cảm xúc cá nhân của mình vào trang viết nhưng người đọc vẫn cảm nhận được dòng cảm xúc về Sài Gòn cứ cuồn cuộn chảy trên từng con chữ. Đó là những cảm nhận của nhân vật, những chi tiết sống động của họ trong những năm tháng gắn bó với Sài Gòn.
Xem clip chia sẻ của nhà thơ nhà báo Phan Hoàng về tác phẩm:
Chia sẻ cảm nghĩ của mình trong buổi ra mắt sách nhà báo nhà thơ Phan Hoàng tâm sự “Từ thuở nhỏ hai tiếng Sài Gòn đã cuốn hút tôi lạ lùng. Thi thoảng tôi được nghe mẹ kể ông kia bà nọ đã từng đi Sài Gòn, vào tham quan dinh Thống Nhất ngồi ghế tổng thống, chơi ở công viên Tao Đàn, coi thú nhảy múa trong Thảo Cầm Viên, dạo chợ Bến Thành, ăn kem Bạch Đằng, uống cà phê hồ Con Rùa, xem cải lương rạp Trần Hưng Đạo, lên tận Chợ Lớn mua hàng,… Tôi tưởng tượng Sài Gòn như vùng đất chỉ có trong những câu chuyện cổ tích và luôn mơ ước sẽ vào đó coi cho biết…Bằng sự cuốn hút của hai tiếng Sài Gòn từ thuở ấu thơ và bằng tình yêu đối với thành phố mà bản thân được học tập, sinh sống, làm việc từ năm chưa tròn hai mươi tuổi, tôi lần lượt ghi chép lại những hiểu biết của mình qua cuộc đời và sự nghiệp những nhân vật cụ thể trong bộ sách nhiều tập Sài Gòn đất lành chim đậu, với ước muốn tri ân vùng đất đã cưu mang mình và cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích có thể. Tôi xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo động lực cho tôi hoàn thành và được xuất bản bộ sách. Trong quá trình biên soạn không thể nào tránh được sai sót, nhất là đối với những nhân vật lịch sử quan trọng, tôi cũng mong đón nhận sự chia sẻ, góp ý chân thành của những người liên quan và bạn đọc tri âm."
Sài Gòn đất lành chim đậucủa Phan Hoàng được giới văn nghệ và bạn đọc đánh giá cao bởi ngoài những thông tin về nhân vật, tập sách của anh còn mang một thông điệp khác đó sự hàm ơn của nhiều thế hệ đã quy tụ về đây và được Sài Gòn dang rộng vòng tay ân cần đón nhận.
Bài,ảnh, clip: Tiểu Vũ