Đại gia Lê Ân khiếu kiện và phản bác vị đại diện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Sự kiện - Ngày đăng : 15:28, 26/04/2016
Ngoài những bức xúc về một vị lãnh đạo tỉnh BR-VT, lần đầu tiên vị đại gia thành phố biển kể về những oan khuất trong vụ án hình sự ngân hàng VCSB khiến ông suýt bị tử hình.
1.Ông Lê Ân - đại diện HĐTL VCSB kiện UBND tỉnh ra Tòa về việc lấy 20.000 m2 đất của VCSB tại Bình Gĩalà vi phạm pháp luật, taị các phiên Tòa xét xử 20.000 m2 đất tại 141 Bình Gĩa, P.8, TP.VT là tài sản Ngân hàng VCSB nhận trừ khoản nợ vay làm đường Trần Phú ven biển- Vũng Tàu. Việc cho vay này có sự chỉ đạo, bảo lãnh của UBND tỉnh bằng 20.000 m2 đất theo văn bản 188, 966A ký ngày 13 và 14.7.1994 khi đường Trần Phú đã có biên bản nghiệm thu (công trình đổi lấy đất).
Bên vay đã giao tài sản là 20.000 m2 đất cho VCSB trừ nợ vay theo luật đất đai, Điều 7, Điều 16 Nghị định 18/CP của Chính phủ và Điều 737 Bộ luật dân sự năm 1995. Như vậy, tài sản này thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của VCSB từ tháng 11.1995. Năm 1998, chủ tịch UBND tỉnh có văn bản số: 1091 cho VCSB mở khu du lịch tại lô đất thu hồi nợ nêu trên để thu hồi vốn, lãi. VCSB đã nộp thuế sử dụng 20.000 m2 đất tại 141 Bình Gĩa theo luật định.
Đơn "khiếu nại và phản bác" đại gia Lê Ân gửi những lãnh đạo cao cấp nhất tỉnh BR-VT. Ảnh: D.C
2.Nghịch lý xảy ra như tai họa trên trời giáng xuống:Ngân hàng TMCP VT (VCSB) do ông Lê Ân – cổ đông sáng lập – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng – VCSB, giấy phép hoạt động được cấp 99 năm. Vốn điều lệ 70 tỷ đồng được Nhà nước cho phép thanh toán Quốc tế mở chi nhánh Hà Nội, TP.HCM,… VCSB là Ngân hàng cổ phần đầu tiên tại thời điểm đó được thành lập trên cơ sở mua nợ trung tâm tín dụng phụ nữ Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, mất khả năng chi trả gần 10 tỷ đồng. VCSB phải trả nợ thay mới được cho phép nâng cấp thành Ngân hàng VCSB.
Trong quá trình VCSB hoạt động từ năm 1991 đến tháng 7 năm 1999, Thống đốc NHNNVN có văn bản cho phép công ty kiểm toán VACO thuộc Bộtài chính: kiểm toán các năm tài chính VCSB đặc biệt từ ngày 31.12.1997 và ngày 31.12.1998. Kết quả báo cáo kiểm toán số: 47/VACO.KT ngày 11.8.1998: kết luận VCSB không mất cân đối, không có nợ xấu, nợ quá hạn 0,04 %. Dự trữ bắt buột đúng quy định, dự trữ chi trả “tức thời” cao hơn Nhà nước quy định. Ban kiểm toán trình bày ngay cho ông Trần Minh Tuấn – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN về bản kiểm toán này.
Sau đó, ông Trần Minh Tuấn – Phó thống đốc ban hành quyết định số: 10/QĐ-NHNN ngày 11.8.1999 đặt VCSB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt “hết sức đặc biệt”. Đích thân ông Tuấn cầm quyết định này vào Vũng Tàu cùng ngày 11.8.1999 ở tại nhà nghỉ NHNN đến sáng hôm sau ngày 12.8.1999 (thứ 5) cáchchức ông Thủy – Giám đốc NHNN tỉnh BR-VT.
Chiều cùng ngày Ban HĐQT VCSB (có ông Lê Ân)xin gặp ông Tuấnđể trình bày về kết quả kiểm toán đã ban hành ngày 11.8.1999 và quy chế kiểm soát đặc biệt của NHNN có mục quy định: Tổ chức Ngân hàng cổ phần mất cân đối nợ xấu mất khả năng chi trả 3 ngày liên tục mà không tái tục được thì mới bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt…ông Tuấn từ chối không tiếp HĐQT VCSB.
Ngày 13.8.1999 (thứ 6) ông Tuấnđến tại trụ sở Ngân hàng VCSB cáchchức ông Lê Ân- Chủ tịch HĐQT VCSB và đặt VCSB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, hoàn toàn không tìm đượclý do VCSB vi phạm.
Vụ án được giao cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can…Bản cáo trạng số 08 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 28.5.2001 dành cho ông Lê Ân: 20 năm tù giam về tội cố ý làm trái, chung thân về tội cho vay để nhận tài sản trừ nợ, tử hình về tội lập ngân hàng cổ phần để huy động vồn. Tổng hình phạt là tử hình.
Ông Lê Ân trẻ trung ởkhu vui chơi của trẻ em trong khu du lịch Chí Linh. Ảnh: D.C
3.VCSB thu hồi nợ đến hạn và rút 55 tỷ đồng trái phiếu kho bạc ở Vũng Tàu và tồn quỹ tổng cộng gần 100 tỷ đồng tiền mặt bàn giao cho ban kiểm soát đặt biệt, đáp ứng chi trả.
Sau đó, Chính phủ chỉ đạo các tài sản VCSB hình thành bằng vốn điều lệ, thu trừ nợ vay trong đó có 20.000 m2 đất tại 141 Bình Gĩa giao cho VCB-VT để Chính phủ chỉ đạo khi khách hàng rút tiền gửi trước hạn sẽ cho VCSB vay 97,5 tỷ đồng đủ trả hết tiền gửi của dân tại VCSB xin rút trước hạn (Vụ án không có người bị hại là vụ án cực kỳ oan sai, ông Lê Ân kêu oan trên 15 năm vẫn chưa được cơ quan nào giải quyết)
Như vậy từ năm 2000, lô đất 20.000 m2 tại 141 Bình Gĩa đã thế chấp bảo đảm nợ vay tại VCB-VT. Tiếp đến Tòa án tỉnh BR-VT có quyết định 01/TA ngày 4.1.2001 áp dụng biện pháp khẩn cấp kê biên tạm thời, Điều 2 của quyết định nghiêm cấm việc tẩu tán, thế chấp, mua bán, sang nhượng, tặng cho dưới mọi hình thức đối với tài sản tại 141 Bình Giã, P.8, TP.VT dướibất cứ hình thức nào.
Ngược lại, ngày 4.12.2002 UBND tỉnh BRVT ban hành QĐ 9729 thu hồi 15.125,4 m2 trong 20.000 m2 đất tại 141 Bình Gĩa của VCSB giao cho công ty Bình Minh sử dụng và QĐ 522 ngày 2.2.2007 giao 4.613,2 m2 đất, tài sản trên đất cho UBND TP.VT xây trường học là hoàn toàn sai trái, vi phạm Hiến pháp, pháp luật. Do vậy, Hội đồng thanh lý (HĐTL) VCSB khởi kiện ra Tòa để xét xử là đúng quy định, luật định.
Đại gia Lê Ân đi dạo trong khu du lịch Chí Linh rộng lớn, rì rào sóng biển, không khí trong lành của mình. Ảnh:D.C
4.Tại các phiên tòa, vị đại diện UBND tỉnh cho rằng: quyết định của Tòa án chỉ cấm dân, các cơ quan xí nghiệp, UBND tỉnh có quyền thu hồi đất để thực hiện dự án… Lập luận của vị đại diện này bị TAND tối caovà VKSND tối caophản bác và yêu cầu vị đại diện này về học thêm luật và nghiên cứu Hiến pháp, pháp luật. Tòa tuyên: Buộc UBND tỉnh BRVT phải đền bù cho VCSB 15.125,4 m2 đất theo khung giá đất phi nông nghiệp tại thời điểm THA và buộc UBND tỉnh thực hiện thủ tục công nhận QSD đất cho VCSB đối với diện tích 4.613,2 m2 đất tại 141 Bình Gĩa, P.8, TP.VT.
Ông Lê Ân làm di chúc khi ông qua đời, sẽ dành hết 1.500 tỷ đồng cho quỹ từ thiện Lê Ân. Ảnh: D.C
5.Bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật như nêu trên: vị đại diện này về báo cáo, giải trình với UBND tỉnh sai thực tế, sai sự thật đã diễn ra tại các phiên Tòa, cụ thể là: TAND tỉnh thụ lý vụ kiện quyết định 9729 và 522 do hết thời hiệu theo nghị quyết số 56/2010/QH12.
Trong khi đó, vụ án này HĐTLVCSB kiện dân sự được Tòa thụ lý sơ thẩm số 11/2012/TLST-DS từ ngày 7/5/2012 về tranh chấp tài sản, Tòa án thụ lý vụ HĐTL VCSB kiện quyết định hành chính sáp nhập với vụ kiện dân sự giải quyết theo Điều 32a của Bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 có quyết định tách vụ án dân sự số 128/2013/QĐST-DS ngày 28/6/2013 là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, vị đại diện này thừa biết mà vẫn “bịa ra” hết thời hiệu … để không thi hành bản án hành chính phúc thẩm số 19/2015/HC-PT ngày 19.3.2015 có hiệulực trên 1 năm.
UBND tỉnh vẫn nghe vị đại diện này không thi hành bản án - Mặc dù Sở tư pháp tỉnh BR-VT có văn bản 2166/STP-QLXL VPHC ngày 29/9/2015 cho rằng: Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 thì việc thu hồi đất của UBND tỉnh vi phạm khoản 12 Điều 102 “cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất định” được cụ thể hóa tại các Điều 109, Điều 115 của Bộ luật dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011.
Như vậy, Bản án hình chính phúc thẩm còn gì nữa mà UBND tỉnh không thi hành làm cho tập thể cổ đông VCSB- HĐTL VCSB quá búc xúc có đơn khiếu nại phản bác gửi đến Tỉnh Ủy tỉnh BR-VT đã được Tỉnh ủy tỉnh BR-VT chuyển đơn khiếu nại phản bác của ông Lê Ân ngày 28.3.2016 đến Ban nội chính Tỉnhđể giải quyết.
D.C