Không nhà hát, nghệ sĩ cải lương Trần Hữu Trang rủ nhau đi thi hài
Câu chuyện văn hóa - Ngày đăng : 17:04, 29/04/2016
Nhiều năm nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhạc trẻ và các chương trình giải trí trên truyền hình, nghệ thuật Cải lương gần như đang ngày một bị mai một, thậm chí có thể nói bị lãng quên. Dẫu trong tình hình "chập chờn", nhiều những nghệ sĩ ngôi sao hay những nghệ sĩ trẻ được đào tạo bài bản ở các trường nghệ thuậtvẫn cố gắng từng ngày gìn giữ tình yêu nghề qua các vở diễn ở sân khấu Trần Hữu Trang.
Thực tế vấn đề ai cũng dễ nhận thấy, nghệ thuật cải lương đã không còn thời hoàng kim, nghệ sĩ theo nghề cũng từ đó tụt dốc không phanh, chẳng ai theo nổi nghề hay một bộ môn mà ngày một mai một.
Bên cạnh đó, từ lúcNhà hát Trần Hữu Trang (136 Trần Hưng Đạo, quận1, TP.HCM) đối với những người làm nghệ thuật phía Nam, nơi đâyđược coi như "Thánh đường của Cải lương" đi vào sửa chữabắt đầu từ năm 2014 tới nay (tháng 4.2016), vẫn chưa thể đi vào hoạt động dù đã đầu tư kinh phí lên tới 132 tỉ đồng. Nguyên nhân là do diện tích sân khấu mới không đủ quy chuẩn cho việc xây dựng dàn cảnh trí, bố trí ánh sáng cho những vở diễn đòi hỏi những đại cảnh có đông người.
Nhà hát không có,kịch bản thiếu, diễn viên mới theo nghề cũng không đủ, vốnđầu tư cho mỗi vở diễn cần nhiều sức lực lẫn tiền lực, nhưng khán giả đến với rạp lại quá ít,tình trạng các vở diễn chập chờn khiến cho cuộc sống của các nghệ sĩ cải lương vốnkhó khăn lại còn khó khăn hơn.Việc để có một vở diễn dài chỉ còn là uớc mơ của các nghệ sĩ: "Thèm cải lương quá đi, bây giờ được vô nguyên tuồng là mừng lắm!", NSND Lệ Thủy từng tâm sự.
NSƯT Tú Sương từng chia sẻ về cuộc sống quá dỗi chật vật của nghệ sĩ cải lương:"Ở Sài Gòn, rạp hát không còn nhiều, những nghệ sĩ như chúng tôi biết đi đâu về đâu giữa thời buổi kinh tế như hiện nay? Họ vẫn còn sáng tạo, còn đam mê, còn nhiệt huyết nhưng kinh phí hạnh hẹn cũng trói buộc tất cả. Tôi chỉ thấy hối hận khi không còn là bản thân chính mình, chạy theo những phù phiếm để bản thân phải nuối tiếc. Nhưng ở bất kỳ lĩnh vực nào, quan trọng nhất vẫn là nhân cách của bản thân".
Một ít các nghệ sĩ may mắnnhư: NSND Lệ Thủy,NSƯTMinh Vương,NSƯT Thanh Vy, NSƯT Hoàng Nhất, Kim Phương hayKiều Mai Lý, Bảo Trí, Quế Trân,....có được nhiều show diễn ghi hình hát lẻ ở tỉnhhay đóng phimtruyền hình để duy trì cuộc sống, phần còn lại, đa sốsống"chật vật" tìm những hướng đi khác với đủ thứ nghề kiếm sống.
Bằng tâm huyết và tấm lòng của người người làm nghệ thuật,nhiềuđạo diễn chương trình truyền hình thực tế như Gương mặt thân quen hay Làng hài mở hội,...đã và đangcố gắng bằng cách này hay cách khác hỗ trợ các nghệ sĩcải lương tiếp cận gần gũi hơn với khán giả.Từ môi trường truyền hình,nghệ thuật cải lương được các đạo diễn chương trìnhcải biên pha thêm chút hài kịch, chút vấn đề thực trạng của cuộc sống để mỗi tiết mục mà các nghệ sĩ xuất thân từ sân khấu Trần Hữu Trang đưa đến cho khán giả trở nêndễ xem, thoải mái và phù hợp với xu huớng hiện nay hơn của công chúng.
Đây cũng là một phần cố gắng rất lớn để giúp cải lương, giúp các nghệ sĩ cải lương vừa có điều kiện làm nghề vừa có thêm thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.
Diệu Linh