Xuất khẩu thủy sản tăng nhưng doanh nghiệp phải gồng mình cạnh tranh
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 16:55, 04/05/2016
Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 4 tháng đầu 2016 nay đạt 1,97 tỉ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù vậy, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), kết quả trên cho thấy doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn đang phải gồng mình tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn với sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá, rào cản thương mại.
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, trong 4 tháng đầu năm 2016,Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Hoa Kỳ (15%), ASEAN (gần 19%), Trung Quốc (33%), thậm chí thị trường Brazil còn có mức tăng trưởng đột biến, trên 500%.
Cụ thể, về xuất khẩu tôm, theo báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam quý 1/2016 của Vasep công bố ngày 4.5,giá trị xuất khẩu tôm đạt 619,2 triệu USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng đạt 353,9 triệu USD, tăng 4,1% và tôm sú đạt 213,7 triệu USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo Vasep, sở dĩ quý 1/2016, giá trị xuất khẩu tôm khả quan hơn so với cùng kỳ năm trước là do sản lượng tôm tại một số nước nguồn cung lớn như Ecuador; Ấn Độ, Thái Lan giảm do ảnh hưởng của biến đối khí hậu, thời tiết xấu, dịch bệnh, nhờ đó tạo cơ hội cho sản xuất tôm Việt Nam.
Hơn nữa, kết quả thuế chống bán phá giáPOR9 công bố hồi tháng 9.2015 thấp hơn nhiều do với POR8 và thấp hơn so với kết quả sơ bộ đã công bố tháng 3.2016. Nhu cầu nhập khẩu tại một số thị trường lớn như Mỹ, EU cũng tăng hơn. Dự kiến, giá tôm thế giới sẽ tăng trong các quý tới.
So với các nước đối thủnhư Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, giá tôm Việt Nam đang rất cạnh canh trên thế giới. Cuối năm 2015, Trung Quốc cũng gỡ bỏ lệnh dừng nhập khẩu tôm sú từ Việt Nam, điều này tạo thêm động lực cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Về cá tra, tính đến hết tháng 3.2016, giá trị xuất khẩu cá tra đạt 365,4 triệu USD, tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Quý 1/2016, giá trị xuất khẩu cá tra sang nhiều thị trường lớn vẫn tiếp tục giảm sút như EU giảm 6,8%, ASEAN giảm 0,4%; Mexico giảm 32,8%... thế nhưng giá trị xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng 3,4%, Trung Quốc - Hong Kong tăng 48,2% và Brazil tăng 542,2% so với cùng kỳ năm trước.
Vasep cho rằng sự đòi hỏi cao và giá chững lạitại Châu Âu đang khiến cho xuất khẩu cá tra sang thị trường này không có nhiều biến chuyển tích cực. Còn ở thị trường Mỹ, xuất khẩu cá tra có thể sẽ chững lạihoặc giảm trong các quý tới bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường này cũng rút dần do thuế chống bán phá giá cao.
Đến nay, Trung Quốc - Hong Kong và Brazil là những thị trường sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu cá tra quý đầu năm.
Về cá ngừ, giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong quý 1/2016 đạt 98,5 triệu USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang hai thị trường lớn nhất là Mỹ và EU (chiếm 61,5%) tổng giá trị lại giảm lần lượt 4,4% và 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, tình hình xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này vẫn chưa nhiều khả quan.
Chưa kể, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản, Mexico và Canada cũng giảm lần lượt 5,9%; 52,7% và 42,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Đáng chú ý, từ vị trí thứ 3 trong top 10 thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn nhất sang thị trường Nhậttrong 3 năm liên tiếp, Việt Nam nay đã tụt xuống vị trí thứ 5 (sau Mỹ, EU, ASEAN, Israel). Vasep nhận định đây quả là một điều đáng tiếc cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vì Nhật Bản trong nhiều năm trước đây là bạn hàng truyền thống lớn, giá cao và ổn định nhất trong top các thị trường xuất khẩu lớn.
Ngoài các mặt hàng chủ đạo, sản lượng xuất khẩu các mặt hàng khác trong quý 1/2016 cũng tăng 19,5%. Nhuyễn thể gồm mực, bạch tuộc và nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm 3,6%; cua ghẹ, giáp xác khác tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, nguồn nguyên liệu trong nước thiếu cộng với sự cạnh tranh khốc liệt từ cácnước xuất khẩu kháclà một số yếu tố khiến giá trị xuất khẩu hải sảntrong quý 1/2016 dù tăng nhưng không lạc quan. Xuất khẩu thủy sản quý 2/2016 được dự báo là tiếp tục tăng so với năm trước. Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu nửa cuối năm có thể sẽ bị ảnh hưởng khi nguồn nguyên liệu tôm, cá tra sụt giảm.
Phan Diệu