Kinh hãi sản xuất kem trộn dưỡng da từ nguyên liệu 'thập cẩm'
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 17:47, 05/05/2016
Tận mắt chứng kiến công nghệ sản xuất kem trộn
Gần đây các bà, các cô ở TP.Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) thường rỉ tai nhau sử dụng 1 loại mỹ phẩm làm đẹp là kem trộn dưỡng da giá rẻ. Theo họ,công hiệu của loại kem trộn nàykhông thua kém các loại kem dưỡng da cao cấp bày bán trên thị trường.
Chị Thu ở phường 6, khoe: “Da tui trắng mịn như vầy cũng nhờ lâu nay xài kem trộn dưỡng da. Tui có nhiều bạn bè cũng xài loại kem này, ai cũng khen. Kem trộn dưỡng da chỉ có 50.000 - 60.000 đồng/hộp, xài được nửa tháng; trong khi mua kem dưỡng da chính hãng giá vài trăm ngàn đồng/hộp”.
Năn nỉ mãi chị Thu mớigiới thiệu người cung cấp kem trộn dưỡng da là bà Sáu C., ở 1 xã ngoại thành của Mỹ Tho. Tuy nhiên, trao đổiqua điện thoại, bà Sáu C. tỏ rarất cảnh giác với người lạ. PV phải thuyết phục mãi, bà Sáu C. mới đồng ý hẹn gặp mặt và cho xem cách sản xuất kem trộn,nhưng không được nói địa chỉ cụ thể của bà ta.
“Ông mà đưa mặt tui ra, nói rõ địa chỉ thì mấy ông y tế, quản lý thị trường tìm tới kiểm tra, phạt vàcấm đoán làtui hết đất sống”, bà C. giải thích.
Đúng hẹn, tôi đến khu nhà trọ nơi bà Sáu C. thuê phòng ở, đồng thời cũng là nơi sản xuất kem trộn dưỡng da. Khi tôi đến nơi, bà C. đã chuẩn bị sẵn các loại nguyên liệu để sản xuất kem trộn, bày ngay trên nền gạchtrong phòng trọ.
Nhìn kỹ, tôi thấy nguyên liệu sản xuất kem trộn của bà C. gồm 10 loại;trong đó phần lớn là các loại kem dưỡng da rẻ tiền có tên bằng tiếng Việt, nhưng không ghi địa chỉ sản xuất, 1 chai sữa tắm, chai phấn dùng cho trẻ em, mấy tuýp thuốc tẩy trắng và thuốc tây gồm4 viên aspirin, 4 viên vitaminPP.
Tôi thắc mắc: “Sao kem trộn lại có thuốc tây và phấn trẻ em hả bà Sáu?” thì đượcgiải thích: “Tui cũng không biết nữa, “sư phụ” chỉ công thức như thế nào thì tui cứ áp dụng đúng như vậy mà làm. Tui không biết thuốc tây có công dụng gì nhưng biết phấn trẻ em có tác dụng làm cho mịn kem, có mùi thơm dễ chịu”.
Sau khi kiểm tra nguyên liệu lần cuối, bà C. ngồi bệt xuống gạch, lấy chiếc ly thủy tinh nghiền nhỏ mấy viên thuốc tây cho vào chiếc hộp nhựa lớn.
Lần lượt các loại kem dưỡng da, sữa tắm, thuốc tẩy trắng được bà C. cho vào hộp nhựa, cuối cùng là cho phấn trẻ em vào. Sau đó bà C. dùng 1 chiếc thìa nhựaquậy hỗn hợp trong hộp đều taytheo chiều kim đồng hồ, như người ta đánh trứng gà.
Khoảng 15 phút sau, hỗn hợp trong hộp nhựa đã được trộn đều, sền sệt và có màu trắng đục, thơm thoang thoảng. “Mẻ kem trộn như vầy là được rồinhưng chưa sử dụng được ngay. Không cần để vào tủ lạnh, chỉ cần đậy nắp lại để như vậy 24 giờ, sau khi mẻ kem sình lên thì mới sử dụng có công hiệu”, bà C. giải thích.
Các loại nguyên liệu bà C. dùng sản xuất kem trộn dưỡng da.
Theo lời bà C., kem trộn làm theo phương pháp của bà được gọi là sản xuất kem lạnh, số lượng thuốc tẩy trắng cho vào mẻ kem chỉ cần 2 tuýp loại 5 gram/tuýp nên rất an toàn cho người sử dụng. Nhiều ngườisản xuất kem trộn dưỡng da theo phương pháp “nóng”, có nghĩa là hỗn hợp nguyên liệu được cho tất tần tật vào 1 chiếc nồi, bắc lên bếp nấu sôi, quậy đều rồi để nguội cho vào hộp.
“Sản xuất kem trộn theo phương pháp nóng cần rất nhiều chất tẩy trắng, bởi sau khi nấu sôi các nguyên liệu có màu nâu không đẹp. Do xài nhiều chất tẩy trắng nên kem trộn sản xuất nóng rất nguy hiểm cho da nếu dùng lâu ngày”, bà C. nói.
Nguyên liệu rẻ, lợi nhuận khủng
Bà C. cho biết, tất cả chi phí để mua các loại nguyên liệu sản xuất ra 1 mẻ kem trộn dưỡng da 500 gram chỉ khoảng 250.000 đồng, nhưng sau khi sang chiết ra hộp 50 gram thì bán được 60.000 đồng/hộp, lời 350.000 đồng/mẻ. Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà bà C. sản xuất nhiều hay ítnhưng trung bình mỗi tuần bà cho ra lò 4 mẻ kem trộn.
“Mỗi hộp 50 gram khách hàng sử dụng được khoảng 1-2 tuầnnên tui vẫn sản xuất kem trộn đều đều. Kem trộn dưỡng da của tui có tác dụng làm mịn da, trắng sáng, không gây dị ứng, nên được nhiều bà, nhiều côtín nhiệm. Ngay cả tui cũng tự sản xuất kem trộn dưỡng da để sử dụng, lâu ngày đâu có bị sự cố gì”, bà C. cho biết.
Sau khi cho nguyên liệu vào hộp nhựa, bà C. dùng muỗng quậy đều.
Tôi hỏi: “Vậy sao lâu nay ở nhiều nơi xuất hiện tình trạng nhiều người sử dụng kem trộn dưỡng da liên tục bị dị ứng, nhiều ca bị nặng đến mức phải nhập viện điều trị?”.
Bà C. giải thích: “Người sử dụng kem trộn dưỡng da bị dị ứng là do 2 nguyên nhân. Thứ nhất là cơ thể người đó quá nhạy cảm với 1 hoặc nhiều thành phần trong nguyên liệu làm kem, nhưng tình trạng này chỉ khiến người xài kem bị nổi mẩn đỏ.Thứ nhì, những ca bị phồng rộp da hoặc các triệu chứng nặng hơn là do người sản xuất kem trộn dưỡng da hám lợi, sử dụng các loại nguyên liệu rẻ tiền, hết hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn.Bản thân tui không bao giờ sử dụng các loại nguyên liệu lạ, rẻ tiền, hết hạn sử dụngnên khách hàng rất tin tưởng, đặt hàng thường xuyên”.
Theo lời bà C., hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem trộn dưỡng da do nhiều người sản xuấtbởinguyên liệu mua chỗ nào cũng có. Chỉ cần ra các cửa hàng chuyên bán mỹ phẩm là có bán đầy, giá nào cũng có.Điều quan trọng thứ 2 là “công nghệ” sản xuất kem trộn quá đơn giản, ai cũng có thể học được qua chỉ dẫn truyền miệng, không cần công thức, sách vở rườm rà.Điều cuối cùng là sản xuất kem trộn để bán thu lợi nhuận rất cao trong khi không cần tốn nhiều công sức.
Trong lúc các loại kem trộn dưỡng da vẫn hàng ngày đến tay người tiêu dùng thì các cơ quan hữu trách như y tế và quản lý thị trường hầu như không thể kiểm soát được mặt hàng này.
Một cán bộ quản lý thị trường ở TP.Mỹ Tho cho biết, mặt hàng kem trộn dưỡng da được sản xuất tại gia rất kín đáo, không đăng ký nhãn hiệu, địa chỉ sản xuất và được mua bán theo hình thức chuyền tay giữa người sản xuất và người tiêu dùngnên không thể phát hiện, kiểm tra, xử lý.
“Giải pháp đối với mặt hàng kem trộn dưỡng da là khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng vì không rõ nguồn gốc các loại nguyên liệu, quy trình sản xuất không an toàn, có thể nguy hại đến sức khỏe.Nhưng thực tế điều nàyrất khóbởikem trộn dưỡng dacó giá rẻ, phù hợp với túi tiền và nhu cầu làm đẹp của giới bình dânnên lâu nay nó vẫn tồn tại”, vị cán bộ QLTT nói.
Thanh Phạm
Ảnh: Mẻ kem trộn thành phẩm.