Phụ lục 4: Ông Dương Văn Minh qua đời và dư luận bên kia...
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 08:40, 23/01/2015
Tướng Dương Văn Minh thường được gọi là Big Minh một phần vì ông cao tới 1mét 80 và nặng 90 kí lô. Ông là một nhà quân sự thuần túy, leo lên khá nhanh, nhưng khi bước vào chính trị, ông rất quờ quạng nên đã biến thành công cụ của chính trị và mưu đồ chính trị nối tiếp nhau với những hậu quả rất nặng nề. Vì thế cuộc đời của ông có thể được thu gọn vào hai chữ "đáng tiếc”...
Phụ lục 3: Tối hậu thư của Nixon và đám cưới lớn nhất Sài Gòn 1973
Phụ lục 2: Bà Mai Anh sau ngày ông Nguyễn Văn Thiệu mất đã nói gì với báo chí?
Phụ lục 1: Các thứ phi cựu hoàng Bảo Đại qua hồi ký Việt Nam Nhân Chứng
Ông Dương Văn Minh qua đời ngày 6/8/2001 tại Bệnh viện Huntington Memoroial sau nhiều năm bị bệnh phải ngồi xe lăn. Theo con gái ông thông báo với các hãng thông tấn nước ngoài, trước ngày mất, ông Minh bị té từ xe xuống nền nhà riêng ở Pasadena, Nam California - Mỹ và được gia đình đưa vào cấp cứu ở bệnh viện hôm 5/8 và mất tại đó sau một ngày hôn mê; thọ 86 tuổi.
Tờ Sài Gòn nhỏ (Cali) viết: “Dư luận (ở Mỹ) lại bàn tán về cuộc đời của ông. Tướng Dương Văn Minh sinh năm 1916 tại Vĩnh Long thường được gọi là Big Minh (Minh lớn) một phần vì ông cao tới 1mét 80 và nặng 90 kí lô. Phần khác để phân biệt với “Minh nhỏ” là tướng Trần Văn Minh (tư lệnh không quân ở miền Nam trước 1975). Ông là một nhà quân sự thuần túy, leo lên khá nhanh, nhưng khi bước vào chính trị, ông rất quờ quạng nên đã biến thành công cụ của chính trị và mưu đồ chính trị nối tiếp nhau với những hậu quả rất nặng nề. Vì thế cuộc đời của ông có thể được thu gọn vào hai chữ "đáng tiếc”.
Tướng Dương Văn Minh đã qua đời, song các hành động của tướng Minh khi tham gia vào các hoạt động chính trị của Nam Việt Nam vẫn còn để lại nhiều bí ẩn, trong đó có 3 bí ẩn lớn:
1/ Bí ẩn việc bắt và giết tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt.
2/ Bí ẩn vụ giết Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu.
3/ Bí ẩn về việc nhận chức tổng thống để đầu hàng (?)...
Nhiều người đã phỏng vấn ông về các bí ẩn này nhưng ông không chịu tiết lộ (?) Đại tá Phạm Bá Hòa cho biết tướng Minh có nói rằng khi ông chết, ông sẽ để lại “tập hồi ký” cho các con ông. Đến nay tập hồi ký đó chưa được công bố".
Theo Việt Nam nhật báo, do tướng Dương Văn Minh cầm đầu Hội đồng các tướng lĩnh (cùng "tứ trụ” Đôn - Đính - Kim - Xuân tức Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân) và nhiều tướng tá khác lật đổ ông Ngô Đình Diệm năm 1963 và thả hết tăng ni phật tử bị ông Diệm giam cầm, nên Dương Văn Minh luôn luôn có một vị trí đặc biệt trong hàng giáo phẩm Phật giáo Việt Nam dẫu ở trong hay ngoài nước.
Một lễ tưởng niệm tướng Minh, kết hợp với tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố hai tòa cao ốc ở Mỹ (vụ 11/9), được tổ chức với hớn 300 chư tôn đức, tăng ni, phật tử tại chùa Việt Nam trưa chủ nhật 16/9/2001.
Bài diễn văn của Hòa thượng Thích Mãn Giác (tác giả của nhiều cuốn sách ấn hành trong hai năm 2001- 2002 bởi nhà xuât bản Tôn Giáo tại Hà Nội) đọc tại tang lễ cố đại tướng Dương Văn Minh cách đó 100 ngày đã được đọc lại tại lễ tưởng niệm trên. Hòa thượng Thích Mãn Giác chủ lễ cũng tán thán công đức của ông đối với Phật giáo, mọi người có mặt đồng ý kiến về vai trò và cách hành xử của tướng Minh trong bối cảnh của chính trường miền Nam trước 1975, chứ “ông không thể nào làm điều gì khác hơn được”.
Một cơ quan ngôn luận khác tại Hoa Kỳ nhắc sự kiện tướng Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện trưa 30/4/1975 và lặp lại câu hỏi của nhà báo Mỹ Stanley Kamow, tác giả bộ phim tư liệu Việt Nam - thiên sử truvền hình rằng: “Tại sao ông Minh không quyết định tử chiến, điều mà ông có thể làm?”
Ông Trần Quang Thuận, một chính khách Sài Gòn thời “tiền 1975” cho biết những năm sau này khi sống định cư tại California đã nhiều dịp gần gũi chuyện trò với tướng Minh khá thân mật, được nghe chính ông Minh nói: “Đầu hàng là cách lựa chọn tốt nhất cho người Việt Nam. Chiến tranh sẽ kéo dài bao lâu (nếu quân đội Sài Gòn chống lại quân Việt cộng)? Một năm? Hai năm? Cuốì cùng cũng phải đầu hàng thôi, không thể đánh mãi được, đầu hàng càng nhanh càng tốt. Tốt cho người dân Sài Gòn".
Hồi ký Trần Văn Đôn đã ca ngợi chọn lựa của ông Dương Văn Minh ngày 30/4/1975 và viết là, nhờ lời kêu gọi buông súng vào giờ phút căng thẳng, hiểm nguy, dễ đổ nát nhất, mà ông Minh đóng góp thiết thực vào công cuộc kiến tạo không khí bình an trong tình thế lửa nước sôi nóng đó, tránh thảm trạng máu đổ và bao cảnh bi thương không lường được nếu ông quyết định “tử thủ” Sài Gòn. Dẫu cho nhiều người muốn ông xử sự khác đi, song trước sau ông vẫn đưa ra tấm lòng của ông, một cách thẳng thẳn, rằng: “phải như vậy, để tránh đổ máu!”.
Ông có ba người con, hai trai và một gái. Tác giả những thông tin trên, cô Đoan Trang, đã tổng hợp nhiều nguồn từ The Star, Reuters, cho biết thêm là, ông Dương Văn Minh có duyên với âm nhạc từ lúc tên ông bắt đầu sáng chói cách đây gần 50 năm sau chiến dịch truy diệt các đốì thủ của ông Ngô Đình Diệm tại Rừng Sác, được ông Diệm thăng lên cấp tướng, và nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã cảm hứng sáng tác nhạc phẩm Anh đi chiến dịch. Nay ông nằm xuống trên đất người, nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng không còn nữa, mà đã mang “nửa hồn thương đau” qua bên kia bờ tím. Các ông ấy có lẽ đã gặp nhau và thầm về cố hương Việt Nam như lời họ trăn trối.
Với nhạc sĩ Phạm Đình Chương một số bài hát của ông như Mộng dưới hoa được thu đĩa, in sách, lưu hành ở quê nhà năm 2002. (Còn nữa)
Mai Nguyễn