Doanh nghiệp phải làm gì trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn?
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 06:56, 06/05/2016
Trong nhữngnăm qua, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã bị trả lại đơn đặt hàng do vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đơn cử là Liên minh châu Âu, khu vực này đã từng trả lại hàng hóa được xuất khẩu từ Việt Nam, việc này không chỉ ảnh hưởng tới các DN trong nướcmà còn ảnh hưởng tới uy tín quốc tế. Trước thực tình trạng này, "trách nhiệm của DN trong nước trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn" đang được xemlà mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng hiện nay.
Đứng trên góc độ là người đại diện của một cơ quan quản lý nhà nước tại Tọa đàm “Doanh nghiệp phải làm gì trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn?” ngày 5.5, ông Lê Đức Thịnh – Cục phó Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn – Bộ NN&PTNT, thẳng thắn cho biết, trách nhiệm hàng đầu và trước tiên của DN trong nước hiện nay là phải liên kết chặt chẽ trong sản xuất để cùng nhau làm thực phẩm sạch.
Cách đây 2 tuần, Bộ NN&PTNT có ra chỉ thị phát triển các hợp tác xã nông dân, giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế, trong đó cũng có phần kiểm soát thực phẩm từ nguồn. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng phải có các chế tài xử phạt, đi kèm xử phạt phải tăng cường giáo dục, giáo dục thành thói quen để cho mọi người có trách nhiệm.
Ông Lê Đức Thịnh – Cục phó Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn – Bộ NN&PTNT
"Một công trình chung làphải đi từng khâu một, phải kiểm soát ngay từ khâu sản xuất, phải xây dựng được các quy trình an toàn để sản xuất an toàn và gắn trách nhiệm của người sản xuất, thu gom vào chuỗi. Đây mới gọi là công trình chung. Ví dụ, khi sản xuất một mớ rau với điều kiện đất, nước, không khí, phân bón tốt sẽ cho một sản phẩm có xác xuất an toàn cao nhất", ông Thịnh cho hay.
Cùng nhận định về vấn đề này, TS. Lê Văn Giang – Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế - cũng cho rằng, trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn,các DN cần phải tổ chức sản xuất chế biến theo hình thức tổ,đội, hợp tác xã,tạo ra thương hiệu. Để từ đó, mỗi thành viên trong tổ chức sản xuất phải kiểm soát lẫn nhau.
"Chỉ có cách đó mới đủ tai mắt để kiểm soátcác đầu ra tốt. Nếu anh làm không tốt trách nhiệm thì anh sẽ bị loại bỏ khỏi chuỗi sản xuất", TS. Lê Văn Giang nói.
Đứng trên phương diện một DN, ông Vũ Doãn Duy – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hà Nội Foods Việt Nam, lại có những nhìn nhận và ý kiến riêng. Theo ông Duy, về phía DN, để nâng cao trách nhiệm trong cuộc chiến "không cân sức" này, cần phải có Hiệp hội các nhà sản xuất liên kết với nhau cùng sản xuất sản phẩm sạch, tự kiểm soát chéo lẫn nhau.
Ông Vũ Doãn Duy – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hà Nội Foods Việt Nam
Ông Duy ví dụ rằng: nước Úc có Hiệp hội Y học, các doanh nghiệp tham gia phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định thì mớiđược cấp bằng tham gia hoạt động trong Hiệp hội. Vì vậy, ở Việt Nam cũng cần có những hiệp hội các nhà sản xuất với nhau. Hiện tại, chúng ta chưa bóc tách được công việc và chưa phân bổ trách nhiệm được cho ai. Vì vậy, về phía DN phải thay đổi tư duy sản xuất, cần xây dựng chuỗi cung ứng hệ sinh thái sản xuất để có thể kiểm soát được chất lượng trong khâu sản xuất.
Chia sẻ về áp lựctrong việc kiểm soát chất lượng thực phẩm thời gian qua của DN, ông Duy cho rằng, ngay từ khi thành lập, công tyđã xác định được mục tiêu và nhìn nhận vấn đề ATTP rất bức thiết nên công ty đã xây dựng hệ sinh thái sản xuất để tự mình kiểm soát được các khâu.
"Theo tôi, bản thân DN cần phải liên kết với nhau để tạo thành chuỗi cung ứng và xây dựng được “luật chơi” trong chuỗi đó. Hoặc DN có thể tự xây hệ sinh thái sản xuất và DN sản xuất cũng nên đi theo hướng đó hoặc phải liên minh lại với nhau để ra được thực phẩm sạch", ông Duy cho hay.
Tuyết Nhung