Bộ Công Thương khẳng định không liên quan đến dự án trên sông Hồng
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 18:02, 06/05/2016
Liên quan đến dự án Giao thông đường thủyxuyên Á trên sông Hồng của Tập đoàn Thai Group gây sự chú ýtrong những ngày qua, vớinhững ý kiến trái chiều từ dư luận, giải trình về vấn đề này tại buổi họp báo thường kỳ chiều 6.5, đại diện Bộ Công thương là Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng - ông Đỗ Đức Quân- đã lên tiếng khẳng định: "Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ dự án nàotrên sông Hồng đượcBộ Công Thương phê duyệt".
Ông Quângiải thích: "Trong những ngày qua, tôi thấy các báo đều ghi là dự án thủy điện. Tôi xin đính chính lại đây chính xác là dự án Giao thông đường thủyxuyên Á, không phải thủy điện. Theo đó, trách nhiệm đối với dự án này sẽ thuộc về Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch -Đầu tư, vì liên quan đến cơ sở hạ tầng".
Cũng theo ông Quân, hiện naydự án này mới dừng ở đề xuất, sơ bộ, chưa có trong quy hoạch hay hồ sơ chính thức về dự án bởi vìtrên thực tế, đối với một dự án như thế này,cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về yếu tố môi trường, xã hội, ý kiến người dân... Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, chủ đầu tư dự án vẫn chưa xem xét vấn đề này. Theo đó, đây mới là chủ trương, đang trong quá trình nghiên cứu. Tất cả vấn đềthẩm địnhđầu tư phải đúng với quy định pháp luật.
Tuy nhiên, nhận định về dự án, đại diện của Bộ Công Thương đánh giá: "Dự án này với 6 đập (thủy điện), cung cấp tổng công suất thiết kế khoảng 228MW là có quy mô nhỏ. Nếu hệ thống này phát được điện bằng nguồn tài nguyên nước mà giá điện rẻ thì có thể xem xét, cân nhắc được. Tuy nhiên, tôi vẫn khẳng định lại, dự án mới chỉ trong quá trình đề xuất, trình Thủ tướng".
Liên quan đến vấn đề này, tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4 diễn ra chiều qua 5.5, ông Nguyễn Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư (Bộ KH-ĐT) cũng cho biếtdự án này mới ở mức sơ khai, làý tưởng đề xuất. Bộ KH-ĐT nhận thức được tầm quan trọng và ảnh hưởng của dự án đến môi trường nên đã tiến hành xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan và nhận được sự đồng thuận cao.
“Tuy nhiên, sự đồng thuận mới dừng ở mức báo cáo Chính phủ cho chủ đầu tư tiếp tục nghiên cứu dự án. Nếu được chấp thuận, dự án sẽ còn qua 2 bước nữa là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án, sau đó tổ chức nghiên cứu khả thi. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi thì chủ đầu tư mới được tiếp tục đầu tư", ông Tự nói.
Ông Tự cũng thừa nhận dự án này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình nạo vét lòng sông, xây đập thủy điện…
Vừa qua, Bộ Kế hoạch -Đầu tư đã văn bản trình Thủ tướng phê duyệt dự án Giao thông đường thủyxuyên Á trên sông Hồng. Dự án này do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn Thai Group do ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy)làm Chủ tịch HĐQT.
Dự án này được đề xuất thực hiện theo dạng hợp đồng BOO (Xây dựng - sở hữu - kinh doanh). Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới hơn 1,1 tỉ USD (tương đương 24.500 tỉ đồng). Trong đó, chi phí xây dựng là 8.207 tỉ đồng, chi phí thiết bị 4.558 tỉ đồng, chi phí bồi thường tái định cư 1.230 tỉ và dự phòng khoảng 6.549 tỉ đồng. Cơ cấu vốn gồm 30% tự có của doanh nghiệp, còn lại 70% là vay thương mại có lãi suất 4-9%.
Được biết, dự án này cũng đề xuất việc tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía bắc, xuôi xuống một số vùng biển và nạo vét 288km đường sông và kết hợp làm thủy điện.
Nếu được phê duyệt, dự án này sẽ được thực hiệntrong 6 năm, từ 2016-2021. Hình thức thu hồi vốn là xây dựng các trạm thu phí, thu từ bán điện, thu từ khai thác cảng.
Tuyết Nhung
Ảnh đại diện: minh họa