Nghệ sĩ Ái Vân hát, giao lưu ở đường Sách TP.HCM
Câu chuyện văn hóa - Ngày đăng : 21:38, 07/05/2016
Sau buổi họp báo ra mắt sáchchân tình hôm 5.5, nghệ sĩ Ái Vân đã xúc động chia sẻ trên trang cá nhân:“Hạnh phúc, Xúc động và Biết ơn! Xin cảm ơn tất cả những ai đã quan tâm, thương mến đến với Ái Vân... Tôi không ngờ là sau bao nhiêu năm trôi qua mà vẫn có nhiều khán giả Sài Gòn luôn dõi theo và yêu mến mình.
Tôi rất vui khi có nhiều độc giả đón nhận cuốn sách và tìm đọc nó để nghe Ái Vân trải lòng về những thăng trầmvui buồn đã qua, để cùng bạn bè và những người cùng thời ôn lại những kỷ niệm về một thời gian khổ những đẹp đẽ tình người. Tôi cũng ngạc nhiên khi có những độc giả trẻ nói với tôi rằng nhờ cuốn tự truyện này mà họ mới biết tôi và sau đó lên mạng lục lại những bài hát trước đây tôi thường biểu diễn”.
Cũng sau sự kiện đó, rất nhiềubạn đọc hâm mộ ca sĩÁi Vân bày tỏ mongmuốn có dịp được gặp và chụp ảnh với chị. Đáp lại mong muốn này nghệ Sĩ Ái Vân sẽ có buổi giao lưu ngắn vào lúc 17gngày chủ nhật 8.5.2016 đểký tặng sách với bạn đọc và sẽ hát tặng một vài bài hát bất hủ một thời như Triệu đóa hoa hồng, Bài ca xây dựng...tại Ngôi nhà Hạt giống tâm hồn nằm trên đường sách Nguyễn Văn Bình (TP.HCM).
Sau đó ngày 10.5, nghệ sĩ Ái Vân sẽ có mặt tại quê hương Hà Nội để chuẩnbị cho buổi giao lưu - ra mắt tự truyệnĐể gió cuốn đivới những đồng nghiệp năm xưa và bạn đọc Hà Nội.
Đáng chú ý có bạn đọcNguyễn Quốc sau buổi ra mắt sách đã tìm lại được tấm ảnh hiếm có bây giờ nhưng rất phổ biến vào thập niên 1970, sau khi phim ChịNhung được chiếu. Tấm ảnh nhỏ này đã lên cơn sốt ở Hà Nội được bán với giá 3 hàovà hầu như tất cả những chàng trai cấp III và sinh viên đại học (dù có người yêu hay chưa có) đều giữ một tấm ảnh Ái Vân trong phim Chị Nhung với mái tóc bới cao, cổ trắng ngần, thánh thiện. Và rất nhiều người hiện nay vẫn còn lưu giữ tấm ảnh lịch sử của ca sĩ - diễn viên đẹp nhất lúc bấy giờ.
Bài trích đăng từ trên mạng xã hội về cuốn tự truyện Để gió cuốn đi của nghệ sĩ Ái Vân: “Buổi ra mắt sách xúc động của nghệ sĩ Ái Vân để lại trong lòng mọi người một nhân cách đặc biệt, cách ứng xử văn hoá cao và tấm lòng vị tha chân tình hiếm córất ít gặp của các nghệ sĩ "Sao" đang được báo chí mạng săn lùng 'đề cao' từng giờ, đang hoành hành, đang tự tôn vinh và 'dìm hàng' nhau bằng mọi phương tiện, mọi thủ đoạn - và làm mưa làm gió trên các trang cá nhân và mạng xã hội - nóng rực từng ngày ở Việt Nam. Sao ít người nhận ra những điều này quá - mà chỉ tập trung duy nhất vào 8.808 chữ bị xoá trắng trong phần Tập 2? (đành rằng đây là một nét sáng tạo độc đáo duy nhất chưa từng có ở Việt Nam của cuốn sách này). Như là những năm tháng cuộc đời và những đóng góp của chị Ái Vân không còn có gì khác lôi cuốn trừ những bi kịch riêng của hạnh phúc gia đình mà không mấy ai dám kể thật bằng nước mắt như chị... Chẳng lẽ nhìn qua lỗ khoá nhà người khác thì luôn thú vị hơn là bước vào cổng chính đàng hoàng sao? Hay là bị ảnh hưởng nặng bởi cách săn tin của các trang mạng đối với những khoảnh khắc đời tư của các nhân vật showbiz Việt đang làm lệch giá trị của rất nhiều thứ? Hãy dừng lại một khoẳng lặng để tìm hiểu chị Ái Vân viết tự truyện để làm gi? Viết tự truyện thường là một công việc thú vị để gợi lại những kỷ niệm, ký ức đẹp của một đời người - nhưng - với nghệ sĩ Ái Vân - thì dường như ngược lại, chị đã phải hết sức vất vả, trăn trở và cả đau đớn, giằng xé - để cố gắng - với tất cả sức lực của mình – viết ra những trang sách của sự thật - mà rất nhiều lần đọc lại - chị đã không cầm được nước mắt... Đã 26 năm đằng đẵng trôi qua, mà chị chưa một lần được chính thức giải bày lý do vì sao chị quyết phải bỏ lại phía sau ánh hào quang sân khấu, sự mến mộ của hàng triệu khán thính giả; Vì sao chị buộc phải rời tổ quốc, xa quê hương, xa cha mẹ, xa anh chị em ruột thịt và đồng nghiệp thân yêu... giữa lúc chị đang ở đỉnh cao sự nghiệp và nhà nước đang có nhiều đãi ngộ - để đơn thân lẻ bóng tha phương nơi đất khách quê người với biết bao khổ đau, buồn tủi. Cũng vì điều này mà chính bản thân chị đã chịu biết bao điều oan ức là chị rời bỏ đất nước vì vật chất hay danh vọng nơi xứ người. Và cuốn tự truyện này ra đời, như một lời chính thức minh giải cho chị sau gần 3 thập kỷ - và - sau cùng - chị cảm thấy nhẹ lòng sau khi trút được gánh nặng “ngàn cân”. Và tất cả đắng cay, đau đớn, tủi nhục đi theo chị suốt một quãng đời cũng chỉ Để Gió Cuốn Đi mà không tự vấn mình, không oán trách một ai - như một ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Để Gió Cuốn Đi là cuốn tự truyện không quá nhiều chất văn nhưng vô cùng hình tượng, không nhiều mỹ từ lấp lánh mà rất hấp dẫn, say mê, lôi cuốn lòng người bởi những dòng viết tuôn chảy từ trái tim - mộc mạc - chân thật - sâu sắc - lắng đọng, trái ngược với vẻ đẹp kiêu sa, thánh thiện, ngời sáng nơi chị. Người đọc càng bất ngờ hơn khi hiểu được một người nghệ sỹ tài sắc vẹn toàn, danh tiếng như chị lại có thể có những năm tháng trầm luân, khổ hạnh đến tuyệt vọng - tới mức không thể tin nổi như vậy! Trên ba trăm trang viết tưởng chừng không thể gói hết tất cả những ký ức buồn vui, vinh quanh và khổ tủi của trên 60 năm trải nghiệm, hơn 40 năm mang tiếng hát cho đời và gần 30 năm xa xứ của chị... nhưng Để gió cuốn đi đã thực sự khơi lại trong trái tim người đọc một không gian rộng mở của hoài niệm, kỷ niệm một thời, để riêng dành cho suy ngẫm và nhận định của mỗi người. Cuốn tự truyện còn cho chúng ta sống lại những năm tháng lịch sử rất chân thật một thời hào hùng của cuộc chiến giải phóng dân tộc. Không ai có thể quên được nghệ sĩ Ái Vân đã thể hiện rất xuất sắc vai nữ giao liên xinh đẹp, dũng cảm trong bộ phim nổi tiếng “Chị Nhung” mà bất cứ ai ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc hồi đó có thể quên được. Cuốn sách như những thước phim quay chậm, tái hiện sống động những ký ức và cảm xúc Sài Gòn những ngày sau giải phóng, cuộc sống nghệ sĩ bi hài thời bao cấp, chiến tranh biên giới Tây Nam và tinh thần cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược các tỉnh phía Bắc 17.2.1979 với ca khúc thao thức lòng người mà chị đã thể hiện xuất sắc - đã động viên tinh thần nhiều lớp người lính lên đường bảo vệ tổ quốc. Từng trang sách làm chúng ta càng thêm hiểu, cảm thông và yêu mến chị hơn. Đọc những trang viết của chị, trong tim mỗi một chúng ta sống lại tiếng hát trong trẻo, ngọt ngào và trẻ trung của chị với những ca khúc bất hủ một thời: “Bài ca xây dựng”, “Triệu đóa hồng đỏ thắm”, “Hãy cho tôi lên đường”... Vâng! Tất cả chúng ta đều ước mong những năm tháng dằn vặt, đau đớn, tủi hận và vất vả của chị - hay của bất kỳ ai khác, trên cuộc đời này, đã và đang từng gánh chịu - sẽ nhẹ nhàng - Để Gió Cuốn Đi - còn lại là - những năm tháng đầy ấm áp, yêu thương và tươi vui. Và đó - tôi tin rằng - cũng là ước nguyện thực sự từ trái tim của chị”. |