Lượng nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát đang tăng mạnh

Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 15:29, 08/05/2016

Theo Báo cáo về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng cần kiểm soát đang tăng tương đối cao so với cùng kỳ.

Cụ thể, báo cáo của Bộ Công Thương cho biết trong tháng 4, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa khoảng14 tỉ USD, giảm 3,4% so với tháng trướcvà tăng 7,3% so với tháng 4.2015. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 51,4 tỉ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2015.

Đánh giá về tình hình nhập khầu tháng 4 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nóikim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong 4 tháng đầu năm đang giảm nhẹ, nguyên nhân chủ yếu làgiá dầu thô giảm nên giá nhập khẩu của các nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, phân bón, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu… đều giảm.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là, trong 4 tháng qua,kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu tăng tương đối cao so với cùng kỳ năm trước như: rau quả tăng 37,3%, linh kiện phụ tùng ô tô tăng 24,3% và một số mặt hàng dùng làm nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nhóm hàng cần nhập khẩu như than đá tăng 125,9%, phânu rê tăng 163,7%, phôi thép tăng 64,1%, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 37,9%...

Theo Thứ trưởng Hải, trong những tháng đầu năm, nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu tăng khá cao. Do đó, cần quan tâm sâu hơn trong điều hành nhập khẩu.

Về thị trường nhập khẩu, trong 4 đầu năm, lượng nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường khác nhìn chung có xu hướng giảm, cụ thể: nhập khẩu từ châu Á giảm 1,3%, nhưng vẫn chiếm 81,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam; châu Âu giảm 3,9% và chiếm tỷ trọng 7%; EU giảm 9,5% và chiếm tỷ trọng gần 5,8%... trong đó có duy nhất thị trường châu Đại Dương tăng 10,8%, chiếm tỷ trọng gần 1,6%.

Trong tháng 5 này, Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường quản lý, phát triển lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước; tập trung triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với việc thực hiện công cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Tuyết Nhung

tuyetnhung