Ngành dệt may kín đơn đặt hàng 4 tháng đầu năm

Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 11:22, 11/05/2016

Nhiều doanh nghiệp dệt may đã kín đơn đặt hàng xuất khẩu đến hết quý 2.2016, thậm chí lịch sản xuất của một số doanh nghiệp đã kín đến cuối năm...

Theo số liệu của ngành dệt may báo cáo về Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt và may mặc tháng 4 ước tínhđạt 1,7 tỉ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt và may mặc 4 tháng đầu năm lên tới 6,82 tỉ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2015.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp ngành dệt may trong nước khởi sắc 4 tháng đầu năm là sản lượng vải dệt tăng mạnh. Cụ thể, tháng 4.2016, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên ước tính đạt 31,6 triệu m2, tăng 7,1% so với cùng kỳ, nâng tổng mức 4 tháng đầu năm lên tới 113,3 triệu m2, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lượng vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước tính đạt 59,5 triệu m2, tính chung 4 tháng đạt 220,9 triệu m2.

Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp dệt may đã kín đơn đặt hàng xuất khẩu đến hết quý 2.2016 và một số doanh nghiệp kín lịch sản xuất đến cuối năm.Đây được xem là tín hiệu lạc quan để ngành dệt may đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đề ra năm 2016.

Trong khi đó, ngành da giày cũng duy trì kết quả sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu ở mức lạc quan. Sản lượng giày dép da tháng 4.2016 ước đạt 21,5 triệu đôi, tăng 4% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu giày, dép các loại tháng 4 ước đạt 900 triệu USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm 2016, sản lượng giày dép các loại ước đạt 77,9 triệu đôi, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giày, dép các loại ước đạt 3,68 tỉ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội Da giàyViệt Nam (Lefaso), nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có đơn hàng xuất khẩu ổn định đến tháng 5, tháng6 và đang chuẩn bị cho mùa sản xuất mới.

Để giúp doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, da giày Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh cũng như thị phần tại các thị trường xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, Bộ đang xây dựng Dự thảo Luật hỗ trợ DNVVN. Theo đó, quan điểm xuyên suốt là nỗ lực tạo ra khung chính sách hỗ trợ để DNVVN từng bước tham gia vào cụm liên kết ngành, tham gia chuỗi cung ứng, phát triển đồng bộ ngành công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó,Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Anh Tuấn cho biết, cần phảithúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị thông qua việc phát triển, quy hoạch các cụm công nghiệp dệt may, da giày là hướng đi tất yếu để các doanh nghiệp dệt may, da giày tận dụng cơ hội từ TPP, tăng cường đầu tư, thu hút đầu tư vào các công đoạn sản xuất nguyên phụ liệu, dệt và nhuộm.

Theo nhiềuchuyên gia, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay chủ yếu tham gia vào phần cắt và may trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, sản xuất theo phương thức gia công đơn giản. Do đó, ngành công nghiệp dệt maycần phải chủ động giatăng khả năng cung cấp trọn gói.

Tuyết Nhung

tuyetnhung