Tổng thống Obama sẽ bàn gì với lãnh đạo Việt Nam trong chuyến thăm tới?

Sự kiện - Ngày đăng : 15:23, 10/05/2016

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đang có mặt ở Hà Nội để chuẩn bị chuyến thăm VN cuối tháng này của Tổng thống Obama. Gặp gỡ giới báo chí sáng nay 10.5, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh 5 lĩnh vực trọng tâm của chuyến thăm.

Theo báo VNN, cụ thể Mỹ sẽnhắc lại sự quan tâm đối với "một nước Việt Nammạnh mẽ, an toàn, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng quyền con người và pháp quyền"; quan hệ hai nước là một phần quan trọng của chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương; Mỹ hỗ trợ Việt Namtriển khai TPP hiệu quả cũng như những hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

Hai là đẩy mạnh quan hệ ngoại giaonhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ.

Ba là hợp tác đối phó với các thách thức khu vực và toàn cầu như biến đổi khí hậu mà hạn hán ở khu vực sông Mekong là điển hình, cũng như thúc đẩy trật tự pháp quyền trong giải quyết các căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông.

Bốn là giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại qua các hoạt động rà phá bom mìn, tìm kiếm và hồi hương người Mỹ mất tích trong chiến tranh, xử lý ô nhiễm dioxin như ở sân bay Đà Nẵng...

Năm là ủng hộ và thúc đẩy nhân quyền và cải cách tư pháp ở VN.

Tại cuộc gặp gỡ giới báo chí, ông Daniel Russel đã trả lời những câu hỏi của các nhà báo.

-VNR: Thưa ông, thời gian chính xác của chuyến thăm là khi nào, và ông Obama sẽ gặp ai?

- Ông Daniel Russel:Nhà Trắng và Chính phủ Việt Namsẽ công bố chi tiết về chương trình của ông Obama, nhưng thời gian là cuối tháng này, nhân dịp ông Obama tham dự hội nghị G7 ở Nhật. Ông Obama dự kiến gặp gỡ lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, đại diện doanh nghiệp, các tầng lớp xã hội, và đặc biệt là thế hệ trẻ.

Việt Namcũng nổi tiếng về văn hóa và ẩm thực, tôi kiến nghị Tổng thống trải nghiệm những điều này khi ở Việt Nam.

- VnExpress: Có ý kiến cho rằng sau chuyến thăm này, Tổng thống Obama sẽ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam?

- Chưa có quyết định nào được đưa ra về việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm đã kéo dài cả thập niênnay. Nhưng đây là vấn đề thường xuyên được xem xét định kỳ. Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm năm 2014 để Việt Namcó thể mua sắm một số khí tài quốc phòng phục vụ cho việc bảo vệ bờ biển và lãnh hải.

Nhu cầu mua sắm của Việt Namlà chính đáng, việc dỡ bỏ một phần là sự đáp ứng của Mỹ trong quan hệ chiến lược về quốc phòng an ninh của hai nước.

Việc dỡ bỏ hoàn toàn sẽ được xem xét cùng với việc Việt Namđạt được những tiến bộ về nhân quyền và cải cách tư pháp.

- Tuổi trẻ: Có ý kiến cho rằng chuyến thăm này không còn nhiều ý nghĩa do Tổng thống Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ?

- Chính sách của chính quyền Mỹ hiện nay là phát triển quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, ủng hộ Việt Namtrở thành một nước thịnh vượng, ổn định, độc lập, đóng góp vào các vấn đề khu vực và quốc tế, bảo vệ quyền con người và quyền công dân.

Tôi đã làm việc qua nhiều chính quyền, chứng kiến sự đổi nhau giữa hai đảng và các tổng thống kế nhiệm nhau, nhưng các lợi ích và nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của Mỹ là nhất quán.

- VOV: Vấn đề Biển Đông, trong bối cảnh TQ gia tăng hoạt động phi pháp, sẽ được bàn tới như thế nào trong chuyến thăm này?

- Tình hình Biển Đông là mối quan tâm của tất cả, không chỉ các nước tuyên bố chủ quyền mà của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Chuyện đảo nào thuộc nước nào là chuyện giữa các nước, nhưng chuyện ứng xử thế nào trong vùng biển quốc tế lại là quan tâm của cả thế giới.

Nhiều nước đã thể hiện quan ngại trước các hành vi của Trung Quốc, một nước lớn có tuyên bố chủ quyền, như việc xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa các tiền đồn trên Biển Đông trên quy mô lớn.

Mỹ không chọn phe nào trong các tuyên bố chủ quyền, Mỹ đứng về phía luật pháp quốc tế, ủng hộ tuân thủ UNCLOS.

Mỹ là nước hùng mạnh nhất thế giới, tàu và máy bay Mỹ có thể đi đến mọi nơi mà luật pháp quốc tế cho phép, nhưng chúng tôi không thỏa mãn nếu không phải tất cả các nước, kể cả các nước nhỏ, cũng được hưởng quyền tương tự.

Tất cả các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đều là bạn của Mỹ, Mỹ có lợi ích trong việc duy trì ổn định trong khu vực. Do đó Mỹ hợp tác với Việt Nam, Trung Quốcvà các nước tuyên bố chủ quyền, với ASEAN, thông qua các quá trình ngoại giao để giảm căng thẳng, tìm biện pháp giải quyết bất đồng, kiềm chế để đóng góp vào sự phồn vinh của khu vực.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thảo luận kỹ vấn đề Biển Đông với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khi ông Minh đến Washington mới đây, tôi tin đây cũng sẽ là chủ đề thảo luận kỹ giữa Tổng thống Obama và các nhàlãnh đạo Việt Nam.

- Infonet: Đã có vài lần tàu chiến Mỹ tuần tra ở khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốctrên Biển Đông, nhưng bất chấp điều đó, hoạt động quân sự hóa của Trung Quốcngày càng mạnh mẽ hơn. Phải chăng việc làm của Mỹ đang gây khó thêm cho các nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông?

Việc tuần tra của hải quân Mỹ là thực hiện là quyền của Mỹ theo luật pháp quốc tế, giống như quyền của Trung Quốcvà Việt Nam. Mỹ đã làm việc này nhiều năm, nhiều thập niênnay, và là để ủng hộ một hệ thống quốc tế cởi mở.

Nếu hải quân hùng mạnh nhất thế giới không thể đến những nơi luật pháp quốc tế cho phép, thì hải quân, tàu thuyền các nước nhỏ sẽ ra sao? Nếu tàu chiến của Mỹ không thể thực hiện các chức năng chính đáng theo luật pháp quốc tế, thì các tàu cá, tàu hàng của các nước liệu có thể được bảo vệ?

Mỹ không tuyên bố chủ quyền, không mong chiếm đảo hay vùng biển nào ở Biển Đông, không lấy cái gì của ai. Mỹ chỉ đang cố làm 2 việc: đảm bảo biển là không gian mở cho mọi người, và đảm bảo các quyền theo luật pháp quốc tế không bị xói mòn.

Những chuyến tuần tra nói trên không phải là hành động khiêu khích mà là thực hiện quyền của một công dân toàn cầu.

Theo Chung Hoàng/VNN

Chú thích ảnh: Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel (Ảnh: VNN)

VNN