Doanh nghiệp Việt và câu chuyện ngụ ngôn 'con lừa và cái áo'
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 12:03, 12/05/2016
Có một câu chuyện ngụ ngôn được khá nhiều người biết đến, đó là chuyện về một chú lừa bị người chủ bắt tải nặng quá sức chịu đựng, nhưng với bản tính quen chịu vốn có, chú lừa vẫn cố gắng lê bước. Người chủ đi một hồi cảm thấy nóng, bèn cởi chiếc áo mỏng đang mặc và đặt lên lưng chú lừa, khiếnchú lừa đãkiệt sứckhôngchịu thêm nổivà quỵ ngã. Người chủ nổi giận, cho rằng chú lừa vô dụng vì có cái áo mỏng màcũng không mang nổi.
Câu chuyện ngụ ngôn đó đang đúng một cách khó tin với thân phận các doanh nghiệp Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Gánh nặng trên lưng các doanh nghiệp từ trước đến nay vốn luôn quá lớn, nên giờ đây khi có thêm những gánh nặng mới đổ lên lưng,họ không những không được thông cảmmà thậm chí lại còn được khuyên nênxem đâylà một cơ hội để đổi mới và cạnh tranh.
Có một điều đáng ngạc nhiênhơn bao giờ hết ở thời điểm hiện tại, đó làsự bàng quan và thờ ơtrong câu chuyện các hệ thống bán lẻ lớn ở Việt Nam đangliên tiếprơi vào tay các ông chủ nước ngoài một cách đáng lo ngạithời gian qua. Trong khi các sự kiện nóng khác đang thu hút sự chú ý của xã hội,chẳng hạn như vụ việc cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung khiến cho dư luận và báo chí vào cuộc, thì với việcthị trường bán lẻ đang bị các tập đoàn nước ngoài thâu tóm, mọi chuyện lại không được diễn ra theo chiều hướng tương tự.
Trên thực tế, bên cạnh những cảnh báo từ phía một số hiệp hội doanh nghiệp hay một số chuyên gia trong lĩnh vực siêu thị và bán lẻ về việc các nhà sản xuất trong nước sẽ gặp khó khăn khi những hệ thống bán lẻ lớn lọt vào tay các tập đoàn nước ngoài, thì cũng có những quan điểm mang tính trái chiều, theo đó việc các hệ thống siêu thị lớn như Metro hay Big C ở trong tay các ông chủ ngoại sẽ đem lại những lợi ích lớn cho thị trường và nền kinh tế Việt Nam. Nội dung chủ chốt trong luận điểm này là điều đósẽ đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng giảm, và thậm chí cũng sẽ có lợi cho các doanh nghiệp Việt và hàng Việt, vì nó sẽ tạo ra sức ép lớn và buộc các doanh nghiệpViệt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh tốt hơn.
Luận điểm về nâng cao sức cạnh tranh nghe rất hợp lý này trên thực tế ở Việt Nam hiện nay lại chẳng hợp lý chút nào. Về lý thuyết, đúng là sức ép sẽ dẫn đến cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản xuất, nhưng trên thực tế nó chỉ đúng trong trường hợp các dư địa để nâng cao sức cạnh tranh vẫn còn nhiều. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh, thì cần phải có rất nhiều yếu tố trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệptừ nguồn vốn cho đến công nghệ và chính sách ưu đãi của chính phủ. Đối với các doanh nghiệpViệt Nam ở thời điểm hiện tại, dư địa để tận dụng các yếu tố này gần như còn rất ít. Theo thống kê, thì doanh nghiệpViệt Nam gần như ở vào thế bất lợi về mọi mặt so với các doanh nghiệpnước ngoài, mà cụ thể ở đây là Thái Lan. Lãi suất vay vốn của các doanh nghiệpở Việt Nam thường là trên 10%, trong khiở Thái Lan chỉ là 3-5%, tỷ lệ đóng thuế phí/lợi nhuận của các doanh nghiệpViệt Nam cũng lớn hơn rất nhiều, khoảng 39-40% trong khi đó tỷ lệ này ởThái Lan chỉ là khoảng 25%. Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách quan trọng để hỗ trợ các danh nghiệpvừa và nhỏ của nước này kể từ thập niên 80 của thế kỷ trước, trong khi phải đến năm 2016 Việt Nam mới bắt đầu có những chính sách hỗ trợ “thực sự đi vào thực chất” cho các doanh nghiệpViệt Nam, như lời phát biểu của tân Bộ trưởng Kế hoạch -Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Có thể thấy từ thống kê trên một thực tế rằng, ởhầu hết các yếu tố quan trọng nhất tác động vào quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành cạnh tranh thì các doanh nghiệpThái Lan vượt trội hoàn toàn so với các doanh nghiệpViệt Nam. Điều này đồng nghĩa với việckhả năng để các doanh nghiệpViệt Nam nâng cao sức cạnh tranh bằng cách tăng chất lượng sản phẩm và hạ giá thành ít nhất là ngang bằng với hàng hóa Thái Lan trong bối cảnh hiện nay là gần như không thể. Không thể nào sản xuất ra hàng hóa với chất lượng và giá cả ngang nhau trong khi các yếu tố đầu vào lại chênh lệch nhau quá lớn như vậy. Theo thống kê từ ý kiến của các chủ siêu thị và cửa hàng thường nhập hàng hóa Thái Lan về bán, thì hàng hóa Thái chất lượng gần bằng hàng Nhật hay Hàn Quốc trong khi giá cả lại chỉ nhỉnh hơn hàng Việt một chút. Điều này cho thấy đó phải là kết quả của một loạt các ưu thế của các doanh nghiệpThái Lan so với các doanh nghiệpViệt Nam, từ công nghệ cho đến năng suất lao động cùng với vốn và chi phí sản xuất, chứ không đơn thuần là những yếu tố có thể dễ dànglấp đầy.
Vì thế, để các doanh nghiệpViệt Nam có thể cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệpThái Lan thì điều trước hết là phảilấp đầykhoảng cách trong các vấn đề tác động đến quá trình sản xuất, như thuế phí, hạ lãi suất vốn vay, các ưu đãi về mặt chính sách... chứ không phải là chẳng làm gì và phát biểu một cách điềm nhiênrằngđó là cơ hội để các doanh nghiệpViệt Nam nâng cao sức cạnh tranh. Đòi hỏi các doanh nghiệpViệt Nam đang phải oằn lưng vì thuế phí, lãi suất cao và các rào cản kinh doanh nặng nề khác cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệpThái Lan vốn nhẹ gánh hơn rất nhiều rõ ràng là một yêu cầu vô lý, vì cạnh tranh chỉ có thể xảy ra nếu những điều kiện cơ bản của hai bên gần như tương đương nhau.
Kể cả ở thời điểm hiện tại, khi chính phủ đã cam kết sẽ ủng hộ hết mình với cộng đồng doanh nghiệp, thì cũng không có nghĩa là các điều kiện cơ bản và quan trọng nhất để doanh nghiệpViệt Nam nâng cao sức cạnh tranh đã được triển khai. Hiện tại theo thống kê, lãi suất vay vốn của các ngân hàng Việt Nam mới chỉ giảm khoảng 1% mà thôi, và vẫn còn rất cao với các doanh nghiệp. Các rào cản kinh doanh dày đặc trước đây cũng chưa được dẹp bỏ, mà chính phủ mới chỉ ra lệnh cấm ban hành các điều kiện kinh doanh mới mà thôi. Để dẹp bỏ hết các trở ngại đầu tư kinh doanh với các doanh nghiệpViệt Nam trong nhiều năm qua thì phải cần một khoảng thời gian nhất định.
Điều trước tiên cần làm, là phải gỡ bỏ ngay tâm lý cho rằng việc các hệ thống bán lẻ lớn lọt vào tay các tập đoàn nước ngoài là cơ hội để các doanh nghiệpViệt Nam nâng cao sức cạnh tranh. Nó bắt nguồn từ một sự hiểu sai một cách trầm trọng, và có thể dẫn đến những ngộ nhận rằng các doanh nghiệpViệt Nam hiện nay đủ khả năng cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệpThái Lan mà không cần đến sự hỗ trợ từ phía chính phủ - một ngộ nhận nguy hiểm có thể đẩy các doanh nghiệpViệt Nam vào tình thế hiểm nghèo hơn bao giờ hết.
Để đối phó với một nguy cơ, thì điều đầu tiên cần làm là phải nhận thức đúng nguy cơ đó, thay vì lặp lại sai lầm trong câu chuyện ngụ ngôn “con lừa và cái áo”.
Nhàn Đàm (bài viết có sử dụng một số thông tin từ CafeF, Cafebiz)