Lúa hè thu tiếp tục đối mặt với hạn mặn
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 16:12, 12/05/2016
Tại hội nghị giao ban “Sản xuất lúa hè thu 2016; triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông, mùa 2016 các tỉnh ven biển ĐBSCL” do Bộ NN&PTNT tổ chức ở Long An ngày 11.5, Cục Trồng trọt cho biết vụ đông xuân 2015 - 2016 đã thu hoạch xong 1,572 triệu ha, tăng khoảng 10.000 ha nhưng năng suất bình quân chỉ đạt66,25 tạ/ha, giảm 4,99 tạ/ha.
Theo đó, tổng sản lượng toàn vùng ước đạt 10,416 triệu tấn, giảm 713.000 tấn so với vụ đông xuân 2014 - 2015. Nguyên nhân sản lượng sụt giảm là do hạn hánvà xâm nhập mặn đã làm ảnh hưởng 93.989 ha lúa, trong đó 85.874 ha thiệt hại từ 30 - 100%.
Đến nay 9 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Hậu Giang đã đề nghị hỗ trợ 370.108 tỉđồng, trong đó diện tích thiệt hại từ 70% trở lên là 43.354 ha, 30 - 70% là 42.520 ha, dưới 30% là 8.115 ha.
Các vụ lúa còn lại trong năm vẫn tiếp tục đối phó với những khó khăn, không chỉ là hạnmặn mà còn phải lưu ý đến những diễn biến bất thường khác về bão, lũ.
Quan điểm chỉ đạo sản xuất của Bộ NN&PTNT là hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra bằng những giải pháp đồng bộ, quyết liệt và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, khắc phục khó khăn.Phấn đấu đạt kế hoạch bằng các biện pháp tăng diện tích, tăng năng suất các vụ lúa còn lại trong năm 2016.
Theo đó, kế hoạch vụ hè thu 2016, toàn vùng gieo sạ 1,659 triệu ha, giảm khoảng 18.544 ha; năng suất5,59 tấn/ha, tăng 0,14 tấn/ha và sản lượng 9.283.304 tấn, tăng 134.000 tấn so với hè thu 2015.
Đến thời điểm này, toàn vùng đã xuống giống hè thu được 892.000 ha đạt 53,82% kế hoạch, so với cùng kỳ thì các tỉnh không bị ảnh hưởng xâm nhậpmặn đã xuống giống tương đương cùng kỳ năm 2015. Đối với các tỉnh bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn thì tiến độ xuống giống chậm hơn năm trước hoảng 70.000 ha.
Theo báo cáo sơ bộ từ các tỉnh đã xuống giống, tỉ lệ sử dụng nhóm giống lúa chống, chịu mặn khá cao, các tỉnh ven biển có tỉ lệ sử dụng các giống lúa chống, chịu mặn nồng độ 3- 4‰ chiếm khoảng 60 - 70% diện tích với các giống: OM 6976, OM 2517, OM 6677, OM 6162, OM 4900, OM 5451.
Viện Khoa học thủy lợi miền Nam dự báo tại các cửa sông từ nay đến cuối tháng 5 trên sông Vàm Cỏ Tây phía trên Tân An (Long An), độmặn có thể tăng dần trở lại và có khả năng kéo dài đến đến cuối tháng 5. Trên sông Vàm Cỏ Đông tại Bến Lức (Long An) khó có nước ngọt cho đến hết tháng 5.
Vùng cửa sông Cửu Long phạm vi cách biển từ 25 - 40 km vẫn còn khả năng xuất hiện nước ngọt, nhất là khi triều thấp. Sau ngày 12.5 đến cuối tháng 5, mặn biến động giảm, nước ngọt có khả năng xuất hiện trở lại nhưng ít hơn so với tháng 4.
Diện tích lúa hè thu xuống giống sớm
Vùng biển Tây (trên sông Cái Lớn, Cái Bé và ven biển) độ mặn lớn nhất của mùa khô có khả năng xuất hiện vào đầu tháng 5. Vùng giáp ranh Bạc Liêu - Sóc Trăng (kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp)độ mặn biến đổi phức tạp, phụ thuộc nhiều vào vận hành công trình trong hệ thống.
Trước tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn như trên,lịch xuống giống hè thu sẽ bố trí theo 2 phương án:
1.Từ 15.5 tập trung vùng phù sa ngọt giữasông Tiền -sông Hậu, vùng Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên. Đến cuối tháng 5 sẽ xuống giống tại các vùng sản xuất lúa ở phía Nam quốc lộ 1 cách biển 50 - 60 km thuộc các tỉnhLong An, Sóc Trăng, Trà Vinh.
Bộ NN&PTNT chỉ đạo cần tiếp tục theo sát tình hình nguồn nước trên các cửa sông và diễn biến mưa vào cuốitháng 5, để những vùng khó khăn sẽ phấn đấu xuống giống thêm khoảng 200.000 ha tại các vùng chịu ảnh hưởng nước trời ở khu vực ven biển đến 50 km thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang...
Khoảng nửa đầu tháng 6 dương lịch, sẽ xuống giống khoảng 300.000 ha tại các vùng chịu ảnh hưởng nước trời ở khu vực ven biển.
Nông dân chuẩn bị xuống giống hè thu
2.Mùa mưa bắt đầu vào nửa đầu tháng 6, vùng phù sa ngọt giữasông Tiền -sông Hậu vẫn như phương án 1, chỉ thay đổi vùng ven biển dự kiến nửa đầu tháng 6 dương lịch sẽ xuống giống khoảng 500.000 ha tại các vùng chịu ảnh hưởng nước trời ở khu vực ven biển đến 50 km.
Nếu thời tiết thuận lợi cho việc xuống giống theo phương án 1 thì sẽ dễ chủ động bố trí sản xuất vụ thu đông và lúa mùa 2016 tại các tỉnh ven biển.Còn thời tiết phức tạp theo dự báo của phương án 2 thì sẽ khó khăn cho việc bố trí khoảng 150.000 ha lúa thu đông trong những khu vực cơ cấu 3 vụ lúa và sẽ ảnh hưởng đến các vụ lúa tiếp theo tại vùng ven biển.
Lúa hè thu có nguy cơ đối mặt với hạn mặn
Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Chính phủ sớm ban hành chính sách hỗ trợ các địa phương kinh phí chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; đầu tư kinh phí xây dựng bản đồ hạn cho từng khu vực, kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng đểhạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất trồng trọt...
An Bình
Ảnh: Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh chỉ đạo tạihội nghị.