Các tổng thống Mỹ làm gì khi đến Việt Nam từ sau 1975?
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 07:03, 13/05/2016
Mối quan hệ Việt -Mỹ là câu chuyện dài. Không khí căng thẳnggiữa hai nước kéo dài suốt nhiều chục năm hậu chiếndù sau năm1975 đã có những nỗ lực nối lại mối liên hệ.Tuy nhiên, vì nhiều lý do hai nước vẫn có những khoảng cách lớn, lệnh cấm vận của Mỹ vẫn siết chặt Việt Nam. Năm 1978, đàm phán về bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn toàn phá sản.
Mãi tới năm 1995, sau rất nhiều nỗ lực, hai nước mới bình thường hóa lại quan hệ, các doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam ngày một nhiều hơn và hai nước có sự “đi lại” với nhau hơn. Việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã góp phần đưa những tổng thống của Mỹ tới Việt Nam từ sau năm1975.
Tổng thống Bill Clinton
Ông Bill Clinton là tổng thống thứ 42 của Mỹ. Ông cùng Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton và con gái Chelsea sang Việt Nam vào tháng 11.2000, đặt nền móng chính thức cho việc bình thường hóa quan hệ Việt -Mỹ. Chuyến công du của ông tại Việt Nam nhận được sự chào đón nồng nhiệt của nhiều người dân.
Chuyến đi đó, Tổng thống Bill Clinton đã dùng hai câu trong Truyện Kiều để nói về quan hệgiữa hai nước: “Sen tàn cúc lại nở hoa - Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”. Chuyến đi này của ông Bill Clinton,Việt Nam và Mỹ đã có được Hiệp định thương mại song phương đầu tiên.
Trong chuyến công du này, ông BillClinton cũng đã giúp 2 anh em Dan và David Evert tìm kiếm hài cốt của cha, một phi công đã tử nạn trong chiến tranh ở Việt Nam. Ngoài ra, vị tổng thống Mỹ cũng có bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyến thăm tới một trường tiểu học tại TP.HCM...
Sau này, ông Clinton trở lại Việt Nam nhiều lần. Lần thứ hai vào tháng 12.2006 với tư cách Chủ tịch Quỹ Bill Clinton trong chuyến thăm các nước châu Á nhằm tăng cường hợp tác theo chương trình phòng chống HIV/AIDS.
Tháng 11.2010, ông có chuyến thăm Việt Nam thứ banhân kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹvà tăng cường hợp tác trên một số lĩnh vực, bao gồm thương mại, y tế, biến đổi khí hậu và hợp tác an ninh.
Ngày 18.7.2014, khi không còn là tổng thống, ông Bill Clinton tới Việt Nam lần thứ 4 nhằm thúc đẩy hoạt động của Quỹ Bill Clinton do gia đình Clinton sáng lập để giúp chăm sóc, điều trị cho người nhiễm virus HIV trên thế giới.
Tổng thống George W.Bush
Sau ôngBill Clinton, Tổng thống Mỹ George W.Bush và phu nhân - bà Laura Bush cũng đã có chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11.2006.Tổng thống Bush và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã dẫn đầu phái đoàn hai nước bước vào hội đàm.
Cuộc thảo luận bao gồm nhiều vấn đề, từ tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, an ninh, nhân đạo, viện trợ phát triển tới các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai nước quan tâm như chống khủng bố, hạt nhân...
Sau đó, Tổng thống Bushtiếp tục có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gặp gỡ Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Trong hai ngày 18 và 19.11.2006, Tổng thống George W.Bushtham dự các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị APEC 14 và hàng loạt hoạt động bên lề bao gồm cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, Nga và dự hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN.
Ngoài ra, Tổng thống Bush cũng tới thăm Trung tâm Giao dịch chứng khoán, dự hội nghị bàn tròn về kinh tế, bao gồm các chủ tịch tập đoàn Mỹ đang làm ăn với Việt Nam và các doanh nhân Việt kiều ở Mỹ.
Sau chuyến thăm này, ôngGeorge W.Bushcũng đã mời Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và phu nhân sang thăm chính thức Mỹ và Chủ tịch nước đã nhận lời.
Tổng thống Barack Obama
Ông Obama sẽ trở thành tổng thống Mỹ thứ ba thăm Việt Nam sau ôngBill Clinton và ông George W. Bush.
Chuyến thăm tới đây của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam (22.5.2016) được kỳ vọng sẽ đánh dấumốc mới trong quan hệ song phương giữa hai nước.
Theo tin từ Nhà Trắng, ngày 22.5, Tổng thống Obama dự kiến hội đàmvới các lãnh đạo Việt Nam về tăng cường quan hệ đối tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh, nhân quyền, những vấn đề khu vực và quốc tế...
Tại Hà Nội và TP.HCM, ông Obama sẽ có bài phát biểu về quan hệ song phương, thảo luận về tầm quan trọng của việc thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay, gặp gỡ thành viên Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI), các hội nhóm và cộng đồng doanh nghiệp.
Sau Việt Nam, ông Obama sẽ đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7. Nhà Trắng khẳng định chuyến công du lần này làm nổi bật thêm chính sách tái cân bằng sang châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ giữa Mỹ với khu vực về ngoại giao, kinh tế và an ninh.
Trợ lý Ngoại trưởng Russelcho biết,chuyến thăm của Tổng thống Obama được tổ chức theo nguyên tắc “quá khứ,hiện tại và tương lai”. Cụ thể, ông Obama sẽ thảo luận về giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại như hợp tác rà phá bom mìn, tìm kiếm hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ, xử lý các khu vực nhiễm dioxin…
Theo ông Russel, tăng cường quan hệ đối tác Việt - Mỹ là một thành tố quan trọng trong chính sách tái cân bằng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Đồng thời, thông điệp của chuyến thăm là một nước Việt Nam vững mạnh, an toàn, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng nhân quyền phổ quát và pháp quyền sẽ không chỉ phục vụ lợi ích của người dân Việt Nam mà còn đáp ứng lợi ích của Mỹ.
Về phía Việt Nam, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã thăm Hoa Kỳ khi đang đương nhiệm vào các năm 2005 và 2007.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng có chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 7.2013. Trong chuyến thăm này, hai bên đã chính thức ký Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác toàn diện.
Ngay trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã thăm Hoa Kỳ vào tháng 7.2015. Đây là chuyến thăm “lịch sử” theo cách gọi của các nhà nghiên cứu chính trị.
Ngoài ra, trong nhiệm kỳ vừa kết thúc của mình, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã có chuyến thăm nước Mỹ.