Bệnh nhân đưa về nhà lo hậu sự, bất ngờ được cứu sống
Sự kiện - Ngày đăng : 19:41, 04/12/2015
Trong lần chạy thận cuối cùng của mình, bệnh nhân N.V.G bị xuất huyết não, hôn mê sâu, không đáp ứng thở, toàn thân tím tái. Các bác sĩ khuyên gia đình đưa bệnh nhân về nhà để lo hậu sự. Sau khi gia đình đưa về nhà chuẩn bị các bước tiếp theo thì bệnh nhân được giới thiệu đến một bệnh viện khác, và được cứu sống.
Ngày 4.12, Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang cho biết bệnh viện này vừa cứu sống một bệnh nhân đã được gia đình đưa về nhà và chuẩn bị lo hậu sự, mai táng.
Bệnh nhân trở về từ cõi chết nói trên là ông N.V.G (55 tuổi, ngụ ở TP.HCM) được chuyển đến bệnh viện Phúc An Khang trong tình trạng rất nguy kịch, hôn mê, không đáp ứng, thở ngáp cá, tím tái toàn thân...
Theo người nhà của bệnh nhân, ông G. có tiền sử nhiều bệnh lý nặng kéo dài (tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận mạn giai đoạn cuối, xuất huyết tiêu hóa). Vài ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân được chạy thận nhân tạo định kỳ tại một bệnh viện và trong ngày chạy thận lần cuối, bệnh nhân rơi vào hôn mê. Các bác sĩ chụp CT scan sọ não cho kết quả bệnh nhân bị xuất huyết não. Gia đình được các bác sĩ ở đây giải thích tình trạng nặng của bệnh nhân và đã làm đơn xin đưa bệnh nhân về nhà.
Sau đó, gia đình đã đưa bệnh nhân trở về nhà chờ hậu sự. Tuy nhiên, trong thời gian đó, gia đình ông G. được một người tư vấn đưa đến Bệnh viện quốc tế Phúc An Khang chữa trị với hy vọng mong manh “còn nước còn tát”.
Bác sĩ Mai Tiến Dũng – Giám đốc Bệnh viện quốc tế Phúc An Khang, cho biết ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân G. các bác sĩ tiến hành sơ cấp cứu bệnh nhân bằng cách hút đàm máu, đặt nội khí quản thở máy.
Sau đó, bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm và đánh giá ban đầu đây là một trường hợp suy hô hấp cấp đe dọa ngưng thở kèm nhiều bệnh lý viêm phổi, đái tháo đường, tăng huyết áp, xuất huyết não, viêm gan mạn, suy thận mạn giai đoạn cuối có nguy cơ đe dọa tử vong bất cứ lúc nào.
Để xử lý bệnh nhân trong tình trạng “nghìn cân treo sợi tóc” trên, bác sĩ Dũng cho hay các bác sĩ đã sử dụng máy thở để kiểm soát đường hô hấp của bệnh nhân. Song song đó, bệnh nhân được dùng kháng sinh phối hợp điều trị nhiễm trùng, kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường máu, phối hợp cùng đơn vị chạy thận nhân tạo để cân bằng nước điện giải, lấy đi các chất gây hại ra khỏi cơ thể.
“Sau 10 ngày điều trị tích cực bệnh nhân dần hồi phục, tỉnh táo, được cai máy thở và cho thở tự nhiên, tình trạng nhiễm trùng thuyên giảm và bệnh nhân có thể tiếp xúc nói chuyện với người thân”, bác sĩ Dũng cho biết.
Bệnh nhân trở về từ cõi chết nói trên là ông N.V.G (55 tuổi, ngụ ở TP.HCM) được chuyển đến bệnh viện Phúc An Khang trong tình trạng rất nguy kịch, hôn mê, không đáp ứng, thở ngáp cá, tím tái toàn thân...
Theo người nhà của bệnh nhân, ông G. có tiền sử nhiều bệnh lý nặng kéo dài (tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận mạn giai đoạn cuối, xuất huyết tiêu hóa). Vài ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân được chạy thận nhân tạo định kỳ tại một bệnh viện và trong ngày chạy thận lần cuối, bệnh nhân rơi vào hôn mê. Các bác sĩ chụp CT scan sọ não cho kết quả bệnh nhân bị xuất huyết não. Gia đình được các bác sĩ ở đây giải thích tình trạng nặng của bệnh nhân và đã làm đơn xin đưa bệnh nhân về nhà.
Sau đó, gia đình đã đưa bệnh nhân trở về nhà chờ hậu sự. Tuy nhiên, trong thời gian đó, gia đình ông G. được một người tư vấn đưa đến Bệnh viện quốc tế Phúc An Khang chữa trị với hy vọng mong manh “còn nước còn tát”.
Bác sĩ Mai Tiến Dũng – Giám đốc Bệnh viện quốc tế Phúc An Khang, cho biết ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân G. các bác sĩ tiến hành sơ cấp cứu bệnh nhân bằng cách hút đàm máu, đặt nội khí quản thở máy.
Sau đó, bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm và đánh giá ban đầu đây là một trường hợp suy hô hấp cấp đe dọa ngưng thở kèm nhiều bệnh lý viêm phổi, đái tháo đường, tăng huyết áp, xuất huyết não, viêm gan mạn, suy thận mạn giai đoạn cuối có nguy cơ đe dọa tử vong bất cứ lúc nào.
Để xử lý bệnh nhân trong tình trạng “nghìn cân treo sợi tóc” trên, bác sĩ Dũng cho hay các bác sĩ đã sử dụng máy thở để kiểm soát đường hô hấp của bệnh nhân. Song song đó, bệnh nhân được dùng kháng sinh phối hợp điều trị nhiễm trùng, kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường máu, phối hợp cùng đơn vị chạy thận nhân tạo để cân bằng nước điện giải, lấy đi các chất gây hại ra khỏi cơ thể.
“Sau 10 ngày điều trị tích cực bệnh nhân dần hồi phục, tỉnh táo, được cai máy thở và cho thở tự nhiên, tình trạng nhiễm trùng thuyên giảm và bệnh nhân có thể tiếp xúc nói chuyện với người thân”, bác sĩ Dũng cho biết.
Hồ Quang