Ông Lê Ân bị từ chối khi muốn giúp 100 tỉ cho làng cô nhi?
Sự kiện - Ngày đăng : 17:57, 09/12/2015
Đó là đoạn phóng viên báo điện tử Một Thế Giới trích từ lá đơn đại gia Lê Ân gửi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), khiếu nại UBND huyện Long Điền về việc bồi thường, hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng cho dự án làng cô nhi Nghĩa Ân. Lá đơn khiếu nại này vừa được vị "đại gia Vũng Tàu" gửi đến UBND tỉnh BR-VT ngày 5.12.
Phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã liên lạc với ông Lê Ân, xác minh “bà Phó chủ tịch huyện Long Điền” từ chối số tiền “trăm tỉ” của ông là ai. Ông Lê Ân nói: "Vì vấn đề tế nhị nên không thể tiết lộ danh tính người phụ nữ này". Ông Lê Ân chỉ cho biết: “Hiện nay bà ấy đã chuyển sang công tác khác ở tỉnh. Tôi cũng vừa gặp bà ấy và có nhắc lại chuyện cũ”.
Năm 1990, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) kêu gọi các nước có thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam cần thành lập các cơ sở chăm sóc các đối tượng thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, khuyến sự đóng góp từ cộng đồng.
Đáp ứng lời kêu gọi, ngày 27-28.12.1992, tại TP.HCM, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ & Trẻ em (UBBV BM&TE) cùng đại diện UNICEF đã tổ chức một hội nghị về việc thực hiện dự án xây dựng một làng cô nhi, nhằm nuôi dạy những trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa.
Hội nghị có đại diện của 11 tỉnh, thành ở phía Nam tham dự. UBND tỉnh BR-VT cử Chủ tịch UBBV BM&TE đến dự cuộc họp.
Ông Lê Ân là vị đại gia nổi tiếng có nhiều vợ và những vụ kiện tụng. Ở tuổi 77, ông đang sống hạnh phúc với người vợ thứ 6, cô Mai Thị Mai, kém ông đến 55 tuổi. Ảnh: Dương Cầm |
Công văn Kháng nghị hủy quyết định trái pháp luật của Viện KSNDTC về việc ông Nguyễn Văn Hàng ký quyết định 1709/QĐ-UBT thu hồi dự án làng cô nhi Nghĩa Ân, trong lúc ông không còn đảm nhận chức Phó chủ tịch UBND tỉnh BR-VT vì 3 ngày trước đó đã bị Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 561/TTg cách chức. Ảnh: Dương Cầm |
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có văn bản số 1881/KN-VI, ký ngày 26.11.1994, cho rằng: Quyết định số 1709/QĐ-UBT ngày 13.10.1994 do ông Nguyễn Văn Hàng ký sau ngày đã có quyết định cách chức Phó chủ tịch UBND tỉnh của Thủ tướng Chính phủ là trái thẩm quyền, trái pháp luật, tự nó không có hiệu lực.
Trong tháng 10.1994, VCSB và ông Lê Ân đã tiếp nhận bản vẽ mặt bằng san lấp nền đường, bản chiết tính khối lượng đất do công ty Tư vấn xây dựng dân dụng tại Hà Nội thực hiện, bản chiết tính và dự toán san nền đường của công trình làng cô nhi Nghĩa Ân. Những giấy tờ này thể hiện việc ký hợp đồng giữa ông Lê Ân và bên nhận thi công, có giá trị là 1.596.102.000 đồng và đã thanh toán đầy đủ số tiền này cho bên thi công.
Đầu năm 2000, xảy ra sự cố ở VCSB, các thành viên HĐQT của ngân hàng này, trong đó có ông Lê Ân đã bị bắt để phục vụ điều tra. Dự án làng cô nhi Nghĩa Ân tạm dừng ở giai đoạn 2. Tại cơ quan điều tra, các lãnh đạo VCSB đã xác nhận ông Lê Ân đầu tư dự án làng cô nhi Nghĩa Ân trong giai đoạn 1, số tiền tổng cộng 7 tỉ đồng, hoàn toàn bằng tiền cá nhân, không phải tiền của ngân hàng VCSB.
Lá đơn khiếu nại ông Lê Ân gửi đến UBND tỉnh BR-VT ngày 5.12. Ảnh: Dương Cầm |
Làng cô nhi Nghĩa Ân không tồn tại trên thực tế. Thế nhưng, do các văn bản thu hồi dự án được ký bởi ông Nguyễn Văn Hàng, trong lúc ông này bị Thủ tướng ra quyết định cách chức trước đó… 3 ngày (!), là trái pháp luật nên trên danh nghĩa nó vẫn tồn tại và đến tận bây giờ, chưa có bất kỳ quyết định nào liên quan đến dự án làng cô nhi Nghĩa Ân bị thu hồi.
Ông Lê Ân cho biết: “Huyện Long Điền đã bồi thường trên 1,6 tỉ đồng là công trình xây dựng trên đất, hoa màu, cây trái theo khung giá của… 20 năm về trước. Nhưng họ từ chối đền bù chi phí san lấp mặt bằng, thiết kế và lắp đặt bình hạ thế, tổng cộng gần 1,7 tỉ nữa. Tôi gửi đơn khiếu nại đến UBND tỉnh BR-VT để đòi hoàn trả số tiền đó. Tôi vẫn còn giữ đầy đủ chứng từ, họ không thể nào phủ nhận được”.
Lê Ngọc Dương Cầm