“Người rừng” Hồ Văn Lang muốn kết hôn với gái chưa chồng

Sự kiện - Ngày đăng : 11:00, 24/07/2015

“Người rừng’’ Hồ Văn Lang đã rời rừng sâu, về làng được 2 năm. Anh có vẻ hòa nhập nhanh với cuộc sống hiện đại, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Nếu được sống trong môi trường xã hội hiện đại, lớn lên trong cộng đồng như bao người khác, ắt hẳn cuộc sống của anh đã khác.

Chúng tôi trở lại thăm “người rừng” Hồ Văn Lang (SN 1968, ngụ thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi) sau 2 năm cộng đồng đưa anh từ rừng sâu trở về. Hai cha con “người rừng” nay đã sống trong căn nhà ngói khang trang, rời xa tất cả những vật dụng thô sơ, tự cung tự cấp như trước đây. Anh Hồ Văn Tri (em ruột anh Lang) cho hay, anh Lang đã đi cuốc ruộng cho hàng xóm từ sáng sớm. Theo chân anh Tri, chúng tôi ra cánh đồng đầu thôn. Dưới ruộng, anh Lang đang chăm chỉ cuốc đất như một người nông dân lành nghề. Nhìn thấy chúng tôi, anh Lang đưa tay lên chào và nhoẻn miệng cười.

Theo lời anh Tri, lúc trước anh Lang chỉ thích lên núi không dám xuống ruộng vì sợ nước và cho rằng ruộng bẩn. Còn bây giờ thì anh làm rất giỏi. Không chỉ làm ruộng cho gia đình, anh Lang còn đi làm thuê cho nhiều người trong xóm. Đi làm, có tiền nhưng anh Lang vẫn chưa biết giá trị của đồng tiền. Anh Tri kể, anh Lang cùng anh Tri đi trồng keo thuê. Xong việc, anh Tri tranh thủ chặt thêm mây rừng mang về bán cho các chủ đại lý. Thấy cảnh mua bán, anh Lang hỏi: “Đưa mây rừng cho chủ đại lý rồi nó cho lại tiền à?”. Anh Tri liền bỏ công giảng giải cho anh Lang hiểu rằng mình dùng tiền để mua quần áo, gạo thịt.

Nguoi rung Ho Van Lang
 
Nguoi rung Ho Van Lang
 
Nguoi rung Ho Van Lang
 

Tuy nhiên, có vẻ anh Lang vẫn chưa hiểu lắm. Anh Tri liền dẫn anh Lang ra chợ, mua một bộ quần áo rồi trả tiền. Thấy vậy, anh Lang hiểu ra rằng, có tiền đưa cho chủ cửa hàng, sẽ đổi được quần áo. Vì chưa hiểu hết giá trị của đồng tiền, nên có lần nhận tiền công làm thuê cả trăm nghìn đồng, anh Lang mua ly nước mía rồi đưa hết tiền cho họ. Chủ quán trả lại tiền thừa rồi giải thích nhưng anh Lang vẫn không hiểu. Có lẽ, anh Lang cần thêm nhiều thời gian nữa để hiểu được những vấn đề... phức tạp này.

Anh Tri cho hay, anh Lang vẫn chưa nói được tiếng Kinh. Đôi khi anh chỉ ê a những chữ cái vừa mới học được. Khi được chúng tôi hỏi có còn thích ở trong rừng không, anh Lang cười rồi lắc đầu, hỏi lý do thì anh nói lí nhí trong miệng. Anh Tri "phiên dịch": "Thôi, không thích sống trong rừng nữa đâu. Không thích nữa, ở đây rất vui, rất hạnh phúc. Có cơm ăn còn được nói chuyện với mọi người. Mình đi chặt cây mây bán còn được trả tiền nữa". Không những thế, anh Lang còn sáng tác một bài hát băng tiếng Cor với nội dung: “ Ở đây có cơm ăn, có ti vi xem. Cây mây chặt về, có người mua còn trả tiền... Cuộc sống thật vui vẻ, tự đo, hạnh phúc”.

Sau khi được người dân phát hiện, cùng gia đình, chính quyền địa phương đưa về hòa nhập với cuộc sống, anh Lang đã hòa nhập khá tốt. Chỉ riêng ông Hồ Văn Thanh (84 tuổi, cha anh Lang) là vẫn không nói gì, chỉ thích ngồi co ro trong nhà xem ti vi. Có lẽ, nếu như không có những bước ngoặt khiến anh từ nhỏ đã phải nương náu trong rừng sâu anh Lang đã có một cuộc sống bình thường như bao người khác. Và sự thực sau 2 năm hòa nhập cho thấy, anh Lang quả thực khá thông minh và nhanh nhạy.

Cát An/ Theo báo Công lý 

 “Người rừng” chỉ thích phụ nữ chưa chồng

Chia sẻ với chúng tôi, anh Tri cho hay, anh Lang đã biết để ý con gái, song không thích những người đã có con, chỉ thích những cô gái trẻ. Cách đây 2 tháng, anh Tri dẫn anh Lang đi đám cưới người bà con ở xã bên, nhìn thấy cô dâu, chú rể, anh Lang cười suốt. Anh Tri bèn hỏi: "Anh muốn có vợ như vậy không?", anh Lang cười và gật đầu. Thời gian gần đây, anh Lang còn nhờ cháu gái (con gái anh Tri) dạy cho mình tiếng Kinh. "Buổi trưa đi làm về anh Lang lấy vở, viết ra học chữ. Anh ấy học được bảng chữ cái rồi. Trong những lúc anh em tâm sự thì anh Lang nói muốn lấy vợ, rồi sinh con. Do đó, anh Lang nói là cố gắng học chữ để tán tỉnh những cô gái trẻ", anh Tri kể.


Một Thế Giới