Nghịch lý chuyện rau sạch xuất khẩu, rau bẩn để ăn
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 19:00, 16/05/2016
Thật là nghịch lý khi không ít quốc gia và các tổ chức trên thế giới công nhận Việt Nam có tiềm năng trở thành một cường quốc nông nghiệp(và Việt Nam hiệnlà một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới) nhưng ở trong nước lại đang bị đe dọa toàn diện bởi vấn đề thực phẩm bẩn. Còn gì vôlý hơn chuyệnrau sạch thì để xuất khẩu, còn người dân thì đang phải đau đầu đối phó việcphân biệt rau bẩnrau sạch.
Thông thường, một quốc gia có tiềm năng tự nhiên lớn về một vấn đề nào đó, thì người dân của đất nước ấyluôn là những người được hưởng lợi trước tiên. Chẳng hạn như các nước có nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào thì giá xăng và các sản phẩm năng lượng từ dầu mỏ như khí đốt, sẽ luôn rẻ hơn nhiều so với giá trên thị trường thế giới. Dễ dàng nhận ra điều này tại các quốc gia điển hình, như Ả Rập Saudi hay thậm chí là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Álà Brunei. Nhưng, trong trường hợp Việt Nam, mà cụ thể là trong vấn đề nông sản và thực phẩm sạch, thì dường như quy luật tự nhiên đó đang bị đảo ngược.
Khá nhiều doanh nghiệp (DN) và các chuyên gia trên thế giới đều công nhận Việt Nam có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để trở thành một cường quốc về nông nghiệp. Với việc sở hữu các vùng đất thích hợpđể trồng trọt được cả các loại cây trồng nhiệt đới lẫn ôn đới, không khó hiểu khi nông nghiệp đang là một trong những lĩnh vực mà các tập đoàn và DN nước ngoài đầu tư nhiều và mạnh nhất vào Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt, có một số quốc gia, như Nhật Bản, đang có hẳn một chiến lược chuyển hướng phần lớn canh tác nông nghiệp của mình sang Việt Nam, ngoài lý do có đầy đủ các điều kiện thuận lợi về nông nghiệp và giá nhân công, thì còn vì Nhật sẽ phải mở cửa thị trường nông sản sau khi TPP đi vào hoạt động. Với mức độ đầu tư về vốn và công nghệ cao quy mô lớn như hiện nay, không khó để dự đoán Việt Nam có thể trở thành một cường quốc xuất khẩu nông sản trên thế giới, sau khi chúng ta đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ, bất chấp những điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên lẫn đầu tư quy mô đó, thực phẩm bẩn vẫn đang là một trong những vấn đề bức xúcnhất và có hệ quả đe dọa lớn nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay. Lẽ ra, người dân Việt Nam phải là những người trước tiên được hưởng một ngành sản xuất thực phẩm sạch và chất lượng, chứ không phải là những người đang bị đe dọa tính mạng do thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường gây ra, trong khi thực phẩm sạch do Việt Nam sản xuất lại đang dành phần lớn cho xuất khẩu. Nói cách khác, chúng ta đang sở hữu một dòng sông sạch, nhưng lại đang phải uống nước bẩn và đưa dòng nước sạch đó cho người khác uống.
Cuộc hội thảo về nông nghiệp hữu cơ có sự tham gia của các DN lớn nhất đang hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm hữu cơ và lãnh đạo cấp cao của Bộ NN-PTNT cùng Bộ Khoa học -Công nghệ vừa diễn ra ngày 12.5 có thể đem lại cho chúng ta câu trả lời về sự nghịch lý lớn ấy. Câu trả lờikhông hẳn là nông nghiệp hữu cơ như nhiều người vẫn nghĩ. Trong tình trạng khủng hoảng niềm tin và nỗi lo sợ ám ảnh về thực phẩm bẩn như hiện nay, thì việc nhiều người nghĩ tới các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là điều dễ hiểu. Nông nghiệp hữu cơ nếu tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng quốc tế rõ ràng là đủ độ tin cậy về độ an toàn. Nhưng đó không phải là lời giải cho nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, nơi đang bị tràn ngập bởi các loại nông sản bẩn.
Lý do trước hết, là vì thực phẩm hữu cơ không chỉ sạch mà còn là loại thực phẩm cao cấp có giá thành rất đắt, kể cả ở những cường quốc lớn nhất thế giới về nông nghiệp hữu cơ như Australia thì giá thực phẩm hữu cơ cũng đắt hơn từ 3-4 lần so với thực phẩm thường, và cũng chỉ có một bộ phận nhỏ người dân Australiadùng thực phẩm hữu cơ mà thôi. Áp dụng rộng rãi sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam để đối phó với tình trạng thực phẩm bẩn là điều không khả thi, vì ngoài vấn đề giá cả thì yêu cầu lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay là nông sản sạch, không nhất thiết phảilà nông sản sạch cao cấp như các sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ.
Tuy nhiên, vấn đề của các DN nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam cũng đang là vấn đề chủ yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam. Đó là không tạo ra được cơ chế quản lý hiệu quả và đáng tin cậy. Hầu hết các DN nông nghiệp hữu cơ Việt Nam hiện nay đều hướng tới xuất khẩu, ngoài yếu tố giá cả thì còn vì một thực tế: Việt Nam không có một hệ tiêu chuẩn chứng nhận sản phẩmhữu cơ chính thức. Với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thì chứng nhận đó đóng vai trò quyết định, bởinó sẽ đem lại niềm tin cho người sử dụng. Chính vì không có một hệ tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ, dẫn đến việc nhiều DN Việt Nam muốn sản xuất thực phẩm hữu cơ bán cho thị trường trong nước đã không thể thực hiện, không có căn cứ để người tiêu dùng đặt niềm tin vào sản phẩm của các DN này.
Suy rộng ra, việc thiếu một hệ tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp và một hệ thống kiểm soát và đánh giá các tiêu chuẩn ấyđang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường như hiện nay. Nói cách khác, Việt Nam đang không có một khái niệm chuẩn thế nào là thực phẩm sạch, dù về lý thuyết có tới 5 bộ lớn trong chính phủ đang cùng quản lý vấn đề này. Vì không có một khái niệm chuẩn về thực phẩm sạch, cùng một hệ thống kiểm soát và đánh giá các tiêu chuẩn về thực phẩm sạch đó, nên Việt Nam mới không thể kiểm soát được chất lượng sản xuất nông nghiệp ngay từ gốc rễ vốn là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thực phẩm bẩn.
Khi một quốc gia không biết thế nào là thực phẩm sạch, thì việc người dân của quốc gia đó phải chấp nhận ăn toàn thực phẩm bẩn là điều không có gì là khó hiểu cả.
Nhàn Đàm (bài viết có sử dụng một số thông tin từ The Saigon Times, Cafebiz)