Mất hàng trăm tỉ bình ổn, giá ở siêu thị vẫn cao hơn bên ngoài
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 18:44, 18/05/2016
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội đã nhận định như trên tại tại hội thảo "Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội và thách thức" diễn ra ngày 18.5.
Nhận định về "sức khỏe" của thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay, ông Phú cho rằng, trong những năm qua doanh nghiệp nội đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chuyển mình chậm nên khi doanh nghiệp ngoại "ồ ạt" tiến vào, họ mạnh hơn mình về vốn, giá, sức cạnh tranh.. .tất cả những điều này sẽ khiến doanh nghiệp trong nước thua ngay trên sân nhà.
Chỉ ra những khúc mắc khiến doanh nghiệp nội có khả năng thua doanh nghiệp nước ngoài ngay trên sân nhà, ông Phú nói doanh nghiệp trong nước không có sự liên kết, sản xuất và phân phối thì rời rạc.
"Chết ở phân phối là chết ở sản xuất nên phải tổ chức lại sản xuất, đưa thẳng từ sản xuất sang bán lẻ. Các tập đoàn ngoại đã làm từ lâu rồi. Mình cứ ngồi máy lạnh và chờ mang hàng đến thì như thế là thua rồi", ông Phú nói.
Ngoài ra, ông Phú cũng bức xúcmức giá ở siêu thị trong nước đang cao một cách vô lý, giá một chai dầu ăn trong siêu thị trong nước cao hơn giá tại siêu thị nước ngoài, tạo hình ảnh xấu. Cụ thể, giá trứng gà trong siêu thị lên tới47.000 đồng, cao hơn 2 lần so với giá bán bên ngoài. Thậm chí, Hapro một doanh nghiệp bán lẻ có vốn nhà nước, tốn hàng trăm tỉbình ổn mà giá vẫn cao hơn bên ngoài. Cứ như vậy và32.000 tấn rau bình ổn giá ra thị trường Hà Nội nhưng số lượng này lại không đến tay người tiêu dùng.
Tại hội thảo, một trong những vấn đề được quan tâm nhấtlà việc hệ thống siêu thị Big C Việt Nam đòi tăng chiết khấu đối với doanh nghiệp cung cấp hàng thuỷ sản đông lạnh vào siêu thị lên đến 20-25% vừa qua. Trao đổi về vấn đề này, ông Phú cho biếtngoài Big C, siêu thị nội cũng ép phí tạo mã, phí sinh nhật…
“Chúng ta tự hại chúng ta và chúng ta phân phối yếu thì sản xuất cũng chết. Trứng và cánh gà được bày bán tại các siêu thị là CP (Thái Lan), không phải gà Yên Thế của Việt Nam. Trên thực tế, doanh nghiệp trong nước tự hại nhau chiếm 70% còn sức sép từ bên ngoài chỉ chiếm 30%. Theo đó, doanh nghiệp cũng đừng mong bảo hộ nữa mà thay vào đó hãy cải thiện bản thân trước”, ông Phú nhấn mạnh.
Người đứng đầu Hiệp hội siêu thị Hà Nội cũng cho biết hiện không còn dư địa hỗ trợ nên nếu không cạnh tranh thì sẽ phá sản và thua ngay trên sân nhà.
Đưa ra giải pháp trước những ý kiến của ông Phú, TS Lê Huy Khôi - đại diện Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), cho nóitrước hết, doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần tận dụng và khai thác hiệu quả những phân khúc thị trường mà chúng ta có lợi thế so với doanh nghiệp nước ngoài, như: phát triển loại hình siêu thị chuyên doanh.
Bên cạnh đó, theo TS Khôi, chợ truyền thống vẫn giữ một vị trí quan trọng trong thói quen của người tiêu dùng Việt Nam nên các doanh nghiệp bán lẻ cũng cần phải nghiên cứu chiến lược phát triển dài hạn, phát triển chiến lược kinh doanh theo hướng chuỗi các cửa hàng tiện ích, tiện lợi phục vụ cho từng khu vực dân cư, từng khu vực thị trường.
"Nếu không có một nền sản xuất nội địa tốt thì sẽ không có cơ hội nào để phát triển ngành kinh doanh bán lẻ tốt. Vì thế chúng ta phải làm thật tốt, liên kết chuỗi sản xuất - cung ứng thật chắc chắn ở ngay trên thị trường nội địa thì mới có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp ngoại", TS Khôi cho hay.
Tuyết Nhung
Ảnh minh họa