Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Kiểm tra ngay việc chặn tin nhắn có từ 'bầu cử'
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 19:13, 20/05/2016
Cuộc họp báo quốc tế về công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu quốc hộivà đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã được tổ chức chiều 20.5 tại tòanhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc, Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy và Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn.
Về thông tin các nhà mạng chặn từ “bầu cử” trong tin nhắn đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua, trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết đến thời điểm này vẫn chưa nhận được phản ánh thông tin về việc các nhà mạng chặn tin nhắn.
“Chúng tôi sẽ kiểm tra ngay sau đây” - ông Tuấn khẳng định khi nghe phóng viên nêu thông tin.
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, cuộc bầu cử lần này có tổng số 69.265.810 cử tri được niêm yết danh sách và cấp thẻ cử tri, cả nước có 91.476 tổ bầu cử. Trong ngày bầu cử, dư luận trong nhân dân về cuộc bầu cử và các ứng viên đại biểu quốc hội sẽ được báo cáo về Hội đồng Bầu cử quốc gia, định kỳ hai giờ một lần.
Theo ông Trần Văn Túy - Trưởng ban Công tác đại biểu, Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia, đến nay tất cả các ứng cử viên đại biểu quốc hộiđược công bố đều có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, và chưa nhận được phản hồi nào của cử tri đối với các ứng cử viên.
Cũng theo ông Túy khẳng định, việc bầu cử sẽ diễn ra công bằng, không phân biệt chức quyền, không có khoảng cách giữa những người có chức quyền với những người không đảm nhiệm chức vụ hoặc người tự ứng cử.
Ông Túy cũng khẳng địnhQuốc hội mang tính đại diện, phải tính đến cơ cấu thành phần nên không thể đòi hỏi các ứng viên đều có trình độ ngang nhau, tuy nhiên bầu ai là do sự tín nhiệm và là quyền của cử tri.
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, trong cuộc bầu cử này, những người ứng cử, đại diện cơ quan giới thiệu người ứng cử, các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu. Tuy nhiên, như ông Nguyễn Thiện Nhân – Chủ tịch Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thông tin trước đó, đây là vấn đề nhạy cảm nên cần tiến hành hết sức cẩn trọng.
Theo đó, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằngngoài các tổ chức, cá nhân liên quan đến bầu cử, người ứng cử, thân nhân của họ hoặc cơ quan giới thiệu người ứng cử, phóng viên báo chí đều có thể giám sát việc kiểm phiếu, miễn không làm ảnh hưởng đến kết quả..
Vì là vấn đề nghiêm trọng, nên ông Nhân cho biếtMặt trận Tổ quốc Việt Nam có kiến nghị với Hội đồng Bầu cử quốc gia để có hướng dẫn chi tiết. Theo đó, việc giám sát phải đảm bảo đúng người giám sát là người có thẩm quyền. Người đại diện giám sát phải có giấy của cơ quan giới thiệu. Các phóng viên giám sát phải có giấy xác nhận để được tham gia.
Cũng theo Hội đồng Bầu cử quốc gia, trong quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu bầu cử, các tổ bầu cử có trách nhiệm quản lý chặt chẽ số phiếu bầu cử và thực hiện việc kiểm kê, kiểm tra, phân loại phiếu bầu như sau: đối với số phiếu bầu chưa sử dụng hoặc gạch hỏng thì phải tiến hành lập biên bản, niêm phong trước khi bắt đầu kiểm phiếu và gửi đến Ban bầu cử cấp tương ứng theo Mẫu số 31/BCĐBQH&BCĐBHĐND, ban hành kèm theo Công văn số 128/HĐBCQG-PL ngày 9.4.2016 của Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Đối với số phiếu bầu sau khi đã được kiểm thì tiến hành niêm phong mỗi loại phiếu bầu vào bao hoặc phong bì riêng (có chữ ký của tổ trưởng và thư ký tổ bầu cử) và chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 3, điều 13 Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 1.2.2016 của Bộ Nội vụ.
Trí Lâm