Hướng đi nào cho con cá tra?
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 09:35, 21/05/2016
Giá cá tra tăngnhưng vẫn giảm diện tích
Những ngày đầu tháng 5.2016nông dân nuôi cá tra hồ hởi khi giá cá tra tăng nhẹ từ 1.000 - 1.500 đồng/kg, đạt mức 22.500 đồng/kg. Với mức giá này nông dân có thể đạt mức lợi nhuận 500 - 1.000 đồng/kg. Tuy nhiên niềm vui chưa được bao lâu thìkhoảng 1 tuần nay giá cá tra lại giảm xuống còn 21.500 đồng/kg.
Lý giải việc giá cá tratrồi sụt nhanh chóng trong thời gian này, nhiều ý kiến cho rằngnguyên nhân có thể do nguồn cá tra nguyên liệu của các doanh nghiệp nuôi chưa đến kỳ thu hoạch, nêndoanh nghiệp tập trung mua nguyên liệu bên ngoài của dân nên đẩy giá cá tra nhích lên. Hiện nay các doanh nghiệp đã bắt đầu thu hoạch vùng nuôi của chính họ nên giá cá tra lại giảm xuống.
Mặc dù vậy, việc giá cá tra có tăng lên chút ítcũng khiến cho người dân vui mừng. Anh Hai Trường, chủ hộnuôi cá tra lồng bè trên Sông Hậu chia sẻ: “Giá cá tra tăng nhẹ như hiện nay khiếnngười nuôi cá chúng tôi cũng nhẹ được phần nào. Tôi còn nghe thông tin là các nhà máy hiện đang thiếu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, đây làtin vui đối với người dân nuôi cá”.
Chăm sóc cá tra nuôi
Theo thống kê của các tỉnh trong đợt công bố thiên tai hạn, mặn ở vùng ĐBSCL, 2 tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng giảm 100% diện tích nuôi cá tra; Hậu Giang giảm 86%, Vĩnh Long 25%, Tiền Giang 10%. Những địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn trong vùng cũng giảm nhiều là Đồng Tháp giảm 40%, TP.Cần Thơ giảm 25%. Theo các chuyên gia diện tích nuôi cá tra giảm mạnh chủ yếu là do hạn hán và xâm nhập mặn.
Theo Hiệp hội cá tra Việt Nam, năm 2015, diện tích thu hoạch cá tra khoảng 3.600 ha, sản lượng trên 1 triệu tấn (giảm 2% so với cùng kỳ năm 2014) với năng suất trung bình đạt 285 tấn/ha (so với năm 2014 là 279 tấn/ha). Kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2015 đạt trên 1,5 tỉUSD, giảm 11,5%. Thị trường xuất khẩu cá tra trong năm 2015nhiều biến động dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu.
Đừng để người dân mắc vào “bẫy” nguyên liệu
Theo nhận định của Hiệp hội cá tra Việt Nam, tại ĐBSCL các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã chủ động tạo vùng nuôi chiếm đến 80% nguồn cá nguyên liệu, phần nuôi của nông dân chỉ còn cung cấp khoảng 20% nguyên liệu.
Ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang (AFA) nhận định: “Diện tích nuôi cá nguyên liệu của các doanh nghiệp hiện nay đã hình thành ổn định. Theo đó, các doanh nghiệp chế biến đã tự lập vùng nuôi để cung cấp 80% nguyên liệu, phần còn lại do người dân cung cấp. Người nuôi cá hiện nay cũng đã ý thức được mức độ rủi ro nên liên kết khá chặt với các nhà máy để bán cá”.
Thu hoạch cá
Cũng theo ông Bình, diện tích nuôi cá tra gần đây giảm mạnh là do sau thời gian cầm cự, hiện nay nông dân nuôi cá rất khó đủ vốn tái đầu tư mở rộng vùng nuôi, chủ yếu sản xuấtđể chờ thời.
Hiện nay người nông dân nuôi cá tra đang thận trọng với thông tin mà doanh nghiệp dự báo về khả năng sẽ thiếu nguyên liệu trong thời gian tới để lôi kéo người dân mở rộng và nuôi mới cá tra. Thấy được tính chất “nguy hiểm” từ thông tin này, các địa phương đã khuyến cáo người dân nuôi cá tra phải liên kết và hợp đồng cụ thể với doanh nghiệp để tránh rủi ro.
Hiện nay vẫn còn hàng ngàn hộ dân vùng ĐBSCL vẫn đeo đuổi nghề nuôi cá tra truyền thống. Việc ổn định vùng nuôi, giữ mặt bằng giá có lợi nông dân là rất cần thiết.
Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Hùng Vương, cho rằng: “Điều đáng lo ngại là nuôi cá tra bây giờ rủi ro cao, lãi suất thấp hơn tiền gửi tiết kiệm ngân hàng nên ít người đầu tư”.
Giang Thanh
Ảnh: Nuôi cá tra ở ĐBSCL.