Sau lần 2 náo loạn, Eximbank tổ chức lại Đại hội đồng cổ đông lần 3 vào tháng 8
Tài chính và đầu tư - Ngày đăng : 17:59, 28/05/2016
Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM, Ngân hàng TMCP Xuất khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2016.
Theo đó, HĐQT của Eximbank thống nhất chốt danh sách cổ đông ngày 9.6.2016 để thựchiện quyền đề cử, ứng cử vào HĐQTtheo quy định tại điều 26, Điều lệ ngân hàng và quyền tham dự ĐHĐCĐ bất thường năm 2016.
Dự kiến số lượng được bầu bổ sung vào HĐQT nhiệm kỳ 6 (2015-2020) tối đa là 3 thành viên. Tuy nhiên, số lượng cụ thể là 9 người hay 11 người thì sẽ do ĐHĐCĐ quyết định.
Thời gian Eximbank nhận hồ sơ ứng cử, đề cử từ các cổ đông bắt đầu từ ngày 17.6 đến hết ngày 30.6. Sau khi nhận hồ sơ ứng cử từ các cổ đông, ngày 4.7, Eximbank sẽ nộp hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước đểxem xét chấp thuận nhân sự dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT trước khi tiến hành bầu tại ĐHĐCĐ.
Dự kiến, ĐHĐCĐ bất thường sẽ diễn ra vào ngày 2.8để bầu bổ sung thành viên HĐQT và một số nội dung khác theo chương trình họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 lần 2.
Trước đó, Eximbank đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 hailần nhưng cả haiđều không thành công. Lần 1diễn ra ngày 29.4, với tổng số cổ đông dự họp đại diện thấp hơn 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, ĐHĐCĐ Eximbank đã không thể tiến hành. Nguyên nhân là 2 nhóm cổ đông lớn có tham dự nhưng không đăng ký cổ phần để biểu quyết.
Lần 2diễn ra ngày 24.5 nhưng cũng bất thành do hơn 50% số cổ đông có mặt đã không đồng ý vớinội dung họp đại hội. Chưa kể,một nhóm cổ đông nhỏ đã gây náo loạn hội trường khi không đồng ý thông qua quy chế tiến hành đại hội.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính của việc 2 lần ĐHĐCĐ bất thành được cho là cuộc tranh giành quyền lực tại Eximbank, xuất phát giữa các nhóm cổ đông trong điều hành hoạt động của Eximbank.
Được biết, trong số 8 thành viên HĐQT đương nhiệm, chỉ có 3 người là đại diện cho 3 nhóm cổ đông với tỷ lệ sở hữu khoảng 40% cổ phần tại Eximbank.
Cụ thể, ông Ngô Thanh Tùng là đại diện cho nhóm cổ đông gồm các công ty như Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội, Công ty cổ phần đầu tư Á Châu và VOF Investments Limited.
Trong khi đó, ông Naoki Nishizawa và Yasuhiro Saitoh là thành viên HĐQT đại diện cho nhóm cổ đông nước ngoài gồm Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đang sở hữu 15% vốn điều lệ Eximbank.
Nhóm còn lại gồm cácông Lê Minh Quốc, Nguyễn Quang Thông, Đặng Anh Mai, Lê Văn Quyết, Hoàng Tuấn Khải thì gần như không có người nào nắm giữ cổ phần tại Eximbank.
Chính vì vậy, mới có chuyện bà Nguyễn Thị Xuân Loan, đại diện nhóm cổ đông nắm giữ số cổ phiếu chiếm tỷ lệ 11,82% cổ phần và ông Phạm Hữu Phương, đại diện nhóm cổ đông nắm giữ số cổ phiếu chiếm tỷ lệ chiếm 10,42% cổ phần có quyền biểu quyết tại Eximbank đã yêu cầu đưa vào chương trình họp Đại hội với nội dung bầu 2 thành viên HĐQT.
Đáng chú ý, ngày 15.12, tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2015, ông Cao Xuân Ninh được bầu làm thành viên HĐQT với tỷ lệ đồng ý là 65,24%. Chưa kể, ông Cao Xuân Ninh còn được nhóm cổ đông với tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết 11,287% đề cử. Thế nhưng, hồi tháng 4.2016, ông Ninh cũng đã từ nhiệm thành viên HĐQT tại ngân hàng này.
Phan Diệu