Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Gỡ nút thắt kềm hãm phát triển
Sự kiện - Ngày đăng : 15:49, 01/06/2016
Nhấn mạnh vai trò cải cách thể chế
Phát biểu mở đẩu phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnhphiên họp này sẽ bàn về 2 việc lớn. Thứ nhất là thảo luận về công tác xây dựng thể chế, văn bản quy định chi tiết thi hành các luật và thứ hai là các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu Quốc hội đề ra năm 2016 như mục tiêu tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, xuất nhập khẩu và các chỉ tiêu vĩ mô khác. Đặc biệt là các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanhgiải quyết việc làm.
Thủ tướng đề nghị, tại phiên họp thường kỳ tháng 5 này, Chính phủ sẽ dành ngày làm việc đầu tiên cho công tác xây dựng thể chế, tháo gỡ các điểm nghẽn cho phát triển, Trước hết là kiểm điểm xem còn nợ đọng văn bản nào, đặc biệt là các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật Doanh nghiệp,luật Đầu tư.
Trong ngày làm việc thứ hai, Chính phủ sẽ bàn về việc phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra cho năm 2016.
“Một câu hỏi lớn đặt ra là vì sao chúng ta vẫn chưa phát triển mạnh? Một nguyên nhân rất quan trọng là vấn đề cải cách hành chính, bộ máy, thủ tục cho người dân và doanh nghiệp.Chúng ta chưa tạo môi trường tốt cho sự phát triển, cái chính là pháp luậtcòn ràng buộc, tính minh bạch hạn chế, rồi vấn đề đạo đức công vụ, trách nhiệm của người đứng đầu, bộ máy cán bộ công chức nơi này, nơi khác…”, Thủ tướng nhận định.
Do đó, tại phiên họp này, Chính phủ muốn nhấn mạnh vai trò của thể chế, cần kiểm điểm xem Chính phủ còn nợ gì về thể chế, hướng khắc phục ra sao, còn vướng mắc gì cần tháo gỡ, đặc biệt là trong việc thi hành luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư; đồng thời thảo luận thông qua các dự án luật, pháp lệnh cụ thể.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, xây dựng thể chế là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, từ Thủ tướng đến các bộ trưởng, vụ trưởng đều phải tập trung, làm tốt. Đây là nút thắt quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã tập trung chỉ đạo thực hiện; không để những thiếu sót từ thể chế kìm hãm sự phát triển. Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ dành nhiều thời gian hơn nữa, coi trọng hơn nữa việc thực hiện nhiệm vụ này.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầutrong cuộc giao ban của các bộ, ngành, nhiệm vụ đầu tiên là thảo luận về thể chế. Thủ tướng cũng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư phápkiểm tra trực tiếp đến tận các bộ, cơ quan ngang bộ để giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư và Nghị quyết 35 về phát triển doanh nghiệp. Theo đó, kiên quyết cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh và bãi bỏ giấy phép con không hợp lý. Các quy định về điều kiện kinh doanh phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm.
“Không dùng mệnh lệnh hành chính; tạo động lực cho phát triển. Thúc đẩy giao dịch qua môi trường mạng, thay vì giấy tờ, trực tiếp, để tránh tiêu cực, tham nhũng”, Thủ tướng nói.
Nợ đọng văn bản lớn
Mặc dù đánh giávừa qua các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn cho rằng, tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫnluật còn lớn trong bối cảnh từ ngày 1.7 tớimột loạt luật sẽcó hiệu lực.
Cho rằngnếu có luật mà không có nghị định hướng dẫn thi hành sẽ khó đưa được luật vào cuộc sống, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõđây là vấn đề vấp phải nhiều lần, nhiều năm mà chưa khắc phục được.
“Mặc dù Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản, đến 31 nghị định, 35 thông tư trong thời gian ngắn vừa qua nhưng vẫn chưa giải quyết hết số văn bản nợ đọng. Tình hình này đòi hỏi cần phải được nhanh chóng giải quyết”, Thủ tướng nói.
Phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến chậm ban hành, hoàn thiện các văn bản pháp luật, Thủ tướng Chính phủ cho biết nguyên nhân chính là do người đứng đầu các bộ, ngành chưa quan tâm để trực tiếp chỉ đạo. Dù đây là vấn đề khó, phức tạp nhưng nếu tập trung vẫn khắc phục được,
Thủ tướng lưu ýtrong công tác xây dựng pháp luật, việc đảm bảo số lượng đi liền chất lượng là cần thiết nhưng không thể vì chất lượng mà diễn ra tình trạng “ngâm” văn bản. Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng -Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc làm việc liên ngành để thảo luận về nội dung này thay vì làm việc qua văn bản.
Thủ tướng cũng lưu ýviệc rút gọn quy trình làm văn bản không được bỏ quy trình, đặc biệt là vấn đề công khai, minh bạch dự thảo lấy ý kiến nhân dân.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực, hoàn thiện các hồ sơ dự thảo Nghị định trình Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, bảo đảm tiến độ, đi liền với chất lượng, không để xảy ra tình trạng sai sót.
Bộ Tư pháp cần có giải pháp rút ngắn thời gian thẩm định nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công tác này; sớm hoàn thiện các dự thảo nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 6.2016.
Trí Lâm