Hà Nội giới thiệu 52 dự án, kêu gọi đầu tư 16 tỉ USD trong 4 năm tới

Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 17:46, 04/06/2016

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, TP Hà Nội đã giới thiệu danh mục 52 dự án dự kiến và kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư giai đoạn 2016-2020 với 52 dự án có tổng mức đầu tư khoảng hơn 338.000 tỉ đồng (tương đương 16 tỉ USD).

Phát biểu tại Hội nghị “Hà Nội 2016- Hợp tác Đầu tư và phát triển” do UBND TP Hà Nội tổ chức ngày 4.6, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 của thành phố là:Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020: 8,5-9%; GRDP bình quân/người: 6.700-6.800 USD; huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2016-2020 cần khoảng 2,5-2,6 triệu tỉ đồng (tương đương mức tăng: 13-14%/năm). Trong đó vốn ngoài ngân sách chiếm 80%; năng suất lao động xã hội tăng bình quân: 6,5%/năm; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo 70-75%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%.

Giới thiệu về mục tiêu thu hút đầu tư vào thành phố, theo ông Chung, hiện đã có 70 nhà đầu tư gửi công văn xin đăng ký vào 52 dự án thuộc các dự án mà Hà Nội kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư giai đoạn 2016-2020 với tổng mức đầu tư khoảng hơn 338.000 tỉ đồng (tương đương 16 tỉ USD).

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại hội nghị

Thể hiện quyết tâmông Chung cho biết, chính quyền thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo. Cụ thể, Hà Nội sẽ thành lập Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Ban hành chương trình để thúc đẩy khởi nghiệp, hỗ trợ đào tạo để từ chủ hộ kinh doanh thành chủ các doanh nghiệp; hỗ trợ tiếp cận vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ, đất đai...

Trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội sẽ phấn đấu có thêm 200.000 doanh nghiệp được thành lập mới và hoạt động có hiệu quả.

Góp mặt tại Hội nghị và đưa ra giải pháp cải thiện môi trường đầu tư cho TP Hà Nội, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, Hà Nộicần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực trọng điểm mà doanh nghiệp hiện nay còn gặp nhiều phiền hà nhất. Cụ thể đó là các lĩnh vựcthuếvới tỷ lệ45% doanh nghiệp than khó khăn, phiền hà, bảo hiểm xã hội với tỷ lệ42%và đất đai với tỷ lệ36%.

Sẽ thanh kiểm tra doanh nghiệp có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp nhằm giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Hà Nộicũng cần tăng cường thông tin về hội nhập đối với các doanh nghiệp, trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại gần đây như Hiệp định Đối tác Chiến lược xXuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc...

“Thành phố luôn cam kết sẽ nhất quán lãnh đạo, chỉ đạo trong việc xây dựng mối quan hệ đối tác cùng nhau phát triển, coi vốn đầu tư xã hội là quyết định, doanh nghiệp và dân doanh là đối tác sẽ được tạo mọi điều kiện để phát triển", ông Chung cho hay.

Tuyết Nhung

Ảnh minh họa

tuyetnhung