TP.HCM: Người dân không chịu di dời khỏi các khu sạt lở
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 07:12, 05/06/2016
Cách đây nửa tháng,tại lễ khởi công dự án bờ kè chống sạt lở đoạn đường Bến Bình Đông bên bờ kênh Tàu Hủ, Q.8, TP.HCM,ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP, cũngcho biết TP hiện có hơn 40điểmcó nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, trong đó 31 điểmđặc biệt nguy hiểm.
Riêng trong năm 2015, TP.HCM đã phát sinh thêm 3 điểm sạt lở mớitại khu vực rạch Giồng Ông Tố (Q.2), cầu Tân Thuận 1 (Q.4) và bờ hữu sông Sài Gòn (xã An Phú, huyện Củ Chi). Cũng trong năm2015, TP.HCM xảy ra 13 vụ sạt lở, tập trung ở H.Nhà Bè, H.Cần Giờ, Q.Thủ Đức, Q.2, gây thiệt hại hàng chụctỉ đồng.
Khu quản lý đường thủy nội địa TP đã đề xuất TP cho lập dự án đầu tư chống sạt lở. Đến nay,28 điểm đã được triển khai dự án chống sạt lở. Đơn vị cũng đãcùng chính quyền địa phươngthông báo, vận động người dân di dời khỏi khu vực sạt lở.Tuy nhiên, tại nhiều điểm sạt lở, đặc biệt trong khu vực nội thành, người dân vẫn không hưởng ứng.
Đáng lo ngại hơn cả là tình hình ở bán đảo Thanh Đa.Theo Khu Quản lý đường thủy nội địa, khu vực đất ở đây bị lở hàm ếch, lượng đất bồi chênh lệch so với nền đất cũ gần 1m nên sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào.Tại các phường: 25, 26, 27, 28 quận Bình Thạnh (bán đảo Thanh Đa) có hơn 10 điểm sạt lở nhưng người dân vẫn không di dời.
Việc bán đảo Thanh Đa tiếp tục bịsạt lở còn có nguyên nhân chủ quan từ việc chậm thực hiện dự án chống sạt lở. Dự án này đã bắt đầu từ tháng8.2004 nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh.Theo quy hoạch, các đoạn kè sẽ bảo vệ 150ha vùng đất ven sông, ổn định hệ thống kênh quận Bình Thạnh nhưng chưa thể thực hiện được do vấp phảikhó khăn hiện nay là vấn đề giải phóng mặt bằng cũng nhưnguồn vốn đầu tư.
Thảo Hương